Số trái trên cây và số hạt trong trái của 4 giống đậu nành ở 4 công

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 40 - 42)

L ời cam đoan

3.7Số trái trên cây và số hạt trong trái của 4 giống đậu nành ở 4 công

phần trăm trái lép, một hạt, hai hạt và ba hạt đều không có sự khác biệt ý nghĩa (Bảng 3.7).

Bảng 3.7 Số trái trên cây và số hạt trong trái của 4 giống đậu nành ở 4 công thức phân bón bón Nghiệm thức Tổng số trái % Lép % 1 Hạt % 2 hạt % 3 Hạt Phân bón 00-00-00 20,9 4,14 19,61 56,4 28,9 40-40-30 18,7 4,71 20,32 55,6 28,6 80-80-60 21,0 5,99 17,69 56,4 29,9 120-120-90 21,9 4,40 17,82 55,4 30,7 CV(a) (%) 13,24 33,03 7,03 5,98 6,41 Giống Nhật 17A-8 21,3 4,31 b 19,95 a 62,3 a 24,8 bc MTĐ 176 19,7 4,51 b 21,43 a 58,3 b 26,6 b MTĐ 517-8 20,9 3,50 b 22,46 a 61,9 a 23,3 c MTĐ 760-4 20,7 6,92 a 11,61 b 41,3 c 43,3 a CV(b) (%) 14,98 21,15 10,54 5,54 9,89

Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%.

28

3.3.4 Số hạt trên mét vuông

Chỉ tiêu này là sự kết hợp của số hạt trên cây và số cây trên đơn vị diện tích. Trong thí nghiệm, vì các tổ hợp nghiệm thức có cùng mật độ gieo nên số hạt trên mét vuông khác nhau là do ảnh hưởng của giống hoặc công thức phân bón.

Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy giữa các giống có sự khác biệt về số hạt trên mét vuông. Giống MTĐ 760-4 có số hạt trên cây nhiều nhất (2.269 hạt/m2), nhưng khác biệt không ý nghĩa với giống Nhật 17A-8 (2.019 hạt/m2), do hai giống này có sự bù trừ giữa tỷ lệ trái hai và ba hạt. Giống MTĐ 176 và MTĐ 517-8 có số hạt trên mét vuông thấp hơn và cũng khác biệt không ý nghĩa.

Áp dụng phân bón có xu hướng làm gia tăng số hạt trên mét vuông; tuy nhiên, do có sự biến động khá lớn giữa các lô thí nghiệm nên số hạt trên mét vuông trung bình giữa các nghiệm thức phân bón chưa thể hiện rõ. Qua Bảng 3.8 cho thấy ở công thức phân P2 (80-80-60) và P1 (40-40-30), số hạt trên mét vuông khác biệt không ý nghĩa với công thức P0 (không bón phân).

3.3.5 Trọng lượng 100 hạt

Ngoài đặc tính di truyền của giống, trọng lượng 100 hạt còn chịu sự tác động của yếu tố môi trường và biện pháp canh tác.

Trong thí nghiệm, trọng lượng 100 hạt giữa các giống thay đổi từ 15,46 g/100 hạt (MTĐ 176) đến 17,50 g/hạt (Nhật 17A-8). Giống MTĐ 517-8 và MTĐ 760-4 có trọng lượng 100 hạt thấp hơn và khác biệt không ý nghĩa (16 g/100 hạt)

Giữa các công thức phân bón, trọng lượng 100 hạt khác biệt không ý nghĩa, chênh lệch từ 15,83 g/100 hạt ở công thức P0 đến 16,70 g/100 hạt ở P3 (Bảng 3.8).

3.3.6 Năng suất thực tế (t/ha)

Kết quả ở Bảng 3.8 ghi nhận giống MTĐ 760-4 và Nhật 17A-8 đạt năng suất cao nhất, lần lượt là 1,729 t/ha và 1,653 t/ha. Giống MTĐ 176 và MTĐ 517-8 có năng suất thấp hơn và khác biệt không ý nghĩa (1,3 t/ha).

Tương tự như số hạt trên mét vuông, áp dụng phân bón cũng có khuynh hướng làm gia tăng năng suất hạt. Công thức 120-120-90 (P3) đạt năng suất cao nhất (1,674 t/ha), song vẫn khác biệt không ý nghĩa với công thức P1 (80-80-60) và P0 (1,488 t/ha).

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 40 - 42)