Qui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây đậu nành

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 25 - 28)

L ời cam đoan

1.6Qui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây đậu nành

Thời kỳ Loại phân Lượng bón (kg/ha)

Bón lót khi trồng 03-06-08 400-500

10-15 ngày sau trồng 03-06-08 200-300

30-35 ngày sau trồng 03-06-08 200-300

Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần năng suất và năng suất

Năng suất toàn phần cao chỉ đạt được khi các điều kiện môi trường thuận tương đối thuận lợi ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1983).

1.6.1 Yếu tố ngoại cảnh - Đất đai

Cây đậu nành thích hợp nhất trên đất tơi xốp, phì nhiêu, pH thích hợp cho cây đậu nành nằm trong khoảng 5,8 – 6,5. Đất ĐBSCL đa số là đất ruộng, chứa nhiều sét, ít nhiễm phèn, có độ pH thấp. Qua nhiều thí nghiệm cho thấy nhiều ruộng đậu nành có độ pH đất khoảng 4 – 5 vẫn đạt được năng suất cao nếu được chăm sóc đúng mức

- Nhiệt độ

Cây đậu nành là loại cây ưa nhiệt, nhiệt độ cao cây mới sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao được. Trong thời gian cây sinh trưởng phát triển yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không chênh lệch nhau quá nhiều.

Đậu nành có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu rét. Tùy theo giống chin sớm hay chín muộn mà tổng tích ôn biến động từ 1888 – 2700oC (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).

Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình khoảng 25oC. giai đoạn này mầm, hạt cần nhiệt độ đất khoảng 15-25oC, nhiệt độ 10-12oC hạt nảy mầm tương đối yếu hơn (Mộng Hùng, 1962). Nguyên nhân chính làm cho cây đậu nành năng suất thấp là hậu quả của việc thay đổi nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí và ẩm độ trong đất gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây (Lê Độ Hoàng và ctv, 1977).

- Ánh sáng

Ở nước ta các giống ít quang cảm, không quang cảm tỏ ra thích hợp hơn cả giống quang cảm vì chúng có khả năng thích nghi rộng, có thể gieo trồng nhiều mùa vụ khác nhau (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1983).

Cây đậu nành là cây ngày ngắn, phản ứng của các giống đậu nành đối với điều kiện ngày ngắn hay ngày dài có phân biệt rõ rệt, nhưng nói chung nếu gặp điều kiện ngày dài thì đậu sẽ ra hoa chậm (Mộng Hùng, 1962).

- Nước

Đậu nành không chịu được hạn lẫn úng. Cũng như nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày khác, cây đậu nành cần được cung cấp đủ nước thì mới có thể cho năng suất cao.

Trong giai đoạn 5 – 15 ngày sau khi trái đạt kích thước cực đại, cây đậu nành cần nhiều nước và dưỡng chất. Điều kiện bất lợi của môi trường xảy ra vào giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1983).

Trong quá trình sinh trưởng và phát dục, ẩm độ cần thiết cho cây đậu từ 60-90%. Nếu gặp hạn hán, cây mọc kém, hoa rụng nhiều, năng suất kém. Ngược lại điều kiện ngập úng sẽ làm cho rễ bị thối, hoa rụng nhiều, năng suất cũng bị giảm sút rõ rệt (Mộng Hùng, 1962).

1.6.2 Yếu tố sâu bệnh hại đậu nành

Trên đậu nành có rất nhiều loại sâu hại từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch. Theo Trần Thượng Tuấn, Nguyễn Phước Đằng và ctv (1988), có các loại sâu chủ yếu như:

- Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) tấn công các bộ phận của cây đậu nành từ lá, chồi non, hoa và trái. Sâu xuất hiện từ lúc cây đậu nành còn non mới nảy mầm đến lúc trước thu hoạch.

- Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) có khả năng gây hại rất lớn không những trên đậu nành mà cả trên nhiều loại cây trồng khác tại ĐBSCL. Sự bộc phát của sâu xanh da láng là do quá trình tích lũy mật độ theo thời gian có sự hiện diện của cây kí chủ trên ruộng.

14

- - Sâu đục trái (Etiella zinckenella) xuất hiện từ giai đoạn dứt trổ cho đến khi tạo trái và hạt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất hạt.

Một số bệnh gây hại phổ biến trên đậu nành:

- Bệnh rỉ (Phakopsora pachirhizi). Bệnh phát triển trên lá, cành, cánh hoa và cả trên thân cây đậu nành, nhưng vết bệnh trên lá là rõ rệt nhất. Bệnh rỉ có thể làm năng suất đậu nành giảm rõ rệt, khoảng 40-50%.

- Bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica). Bệnh gây hại phổ biến trong điều

kiện mưa ẩm kéo dài và nhiệt độ hơi thấp. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá, ngoài ra còn thấy vết bệnh trên thân và trái đậu nành. Bệnh nặng làm cho lá biến vàng, rụng sớm làm hạt lép, năng suất giảm.

- Bệnh hạt tím (Cercospora kikuchii). Bệnh tuy không trực tiếp làm giảm năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

suất đậu nành, nhưng làm giảm chất lượng hạt giống. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận thấy nhất là vỏ hạt đậu nành bị chuyển sang màu tím.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện thí nghiệm

2.1.1 Giống

Gồm bốn giống đậu nành do trường Đại học Cần Thơ lai tạo và tuyển chọn, trong đó giống Nhật 17A-8 là dòng thuần được tuyển chọn từ giống Nhật 17A đang được trồng phổ biến trong tỉnh Đồng Tháp. Tên và gia hệ của các giống đậu nành trắc nghiệm được trình bày ở Bảng 2.1.

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 25 - 28)