Ngày chín và chiều cao cây trung bình của 4 giống đậu nành ở

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 37 - 39)

L ời cam đoan

3.4 Ngày chín và chiều cao cây trung bình của 4 giống đậu nành ở

phân bón Nghiệm thức Ngày chín Chiều cao lúc trổ (cm) Chiều cao lúc chín (cm) Chiều cao đóng trái (cm) Phân bón 00-00-00 89 21,7 31,1 b 9,6 40-40-30 88 21,5 31,8 b 10,4 80-80-60 94 21,7 32,2 b 9,3 120-120-90 91 23,8 35,4 a 10,2 CV(a) (%) 5,42 14,81 8,57 13,79 Giống Nhật 17A-8 87 c 22,0 b 31,6 b 10,5 MTĐ 176 89 bc 20,2 c 29,9 b 9,6 MTĐ 517-8 90 b 22,0 b 31,2 b 9,3 MTĐ 760-4 96 a 24,4 a 37,7 a 10,1 CV(b) (%) 3,37 7,19 7,45 14,23

Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%.

Nhìn chung do khu đất thí nghiệm thường xuyên bị ngập nước nên các giống sinh trưởng không mạnh. Chiều cao cây lúc trổ và lúc chín đều tương đối thấp.

3.2.3 Chiều cao cây lúc trổ

Vào giai đoạn trổ hoa, giữa các giống có sự khác biệt về chiều cao cây. Giống MTĐ 760-4 sinh trưởng mạnh nhất, chiều cao cây đạt 24,4 cm, kế đến là giống Nhật 17A-8 và MTĐ 517-8 (22,0 cm) và thấp nhất là MTĐ 176 (20,2 cm). Tuy nhiên, giữa bốn công thức phân bón chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa, dao động trong khoảng 21,5 - 23,8 cm. Điều này có thể do sau đợt bón phân lần thứ nhất, một số lô bị ngập nước nên một phần phân bón đã bị rữa trôi; vì thế chiều cao cây lúc trổ giữa các công thức phân bón không có sự khác biệt rõ ràng (Bảng 3.4).

3.2.4 Chiều cao cây lúc chín

Tương tự như chiều cao cây lúc trổ, chiều cao cây lúc chín của giống MTĐ 760-4 cũng đạt cao nhất (37,7 cm), các giống còn lại đều có chiều cao cây lúc chín thấp hơn và khác biệt không ý nghĩa (29,9 – 31,6 cm). Giữa các công thức cũng có sự khác biệt về chiều cao cây lúc chín, trong đó công thức phân P3 (120-120-90) cho chiều cao cây cao nhất, các công thức phân còn lại (P0, P1 và P2) có chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa, biến động trong khoảng 31,1 – 32,2 cm (Bảng 3.4). Sự khác biệt này là do sau giai đoạn bị ngập úng, cây được bón thúc phân lần hai, đặc biệt là phân lân, đã giúp bộ rễ hồi phục nhanh. Tuy nhiên, lượng phân thấp (P1 và P2) có lẽ chưa đủ để kích thích bộ rễ phát triển.

3.2.5 Chiều cao đóng trái

Kết quả ở Bảng 3.4 ghi nhận chiều cao đóng trái giữa các giống cũng như các công thức phân bón đều khác biệt không ý nghĩa, chênh lệch từ 9,3 cm đến 10,5 cm.

3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Qua Bảng 3.5 và 3.6 cho thấy số trái trên cây, số hạt trong trái, trọng lượng 100 hạt và năng suất giữa các công thức phân bón đều khác biệt không ý nghĩa. Tuy nhiên, giữa các giống, hầu hết các thành phần năng suất và năng suất đều có sự khác biệt ý nghĩa, ngoại trừ số trái trên cây.

Ảnh hưởng tương tác giữa giống x phân bón không có ý nghĩa đối với tất cả thành phần năng suất và năng suất.

Trong các chỉ tiêu hình thành năng suất hạt đậu nành, các thành phần năng suất đóng góp trực tiếp và quan trọng nhất là số trái trên cây, số hạt trong trái và trọng lượng 100 hạt.

3.3.1 Số trái trên cây

Qua Bảng 3.7 cho thấy số trái trên cây khác biệt không ý nghĩa giữa các giống và các công thức phân bón.

26

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)