Tên và gia hệ của bốn giống đậu nành trắc nghiệm

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 28 - 33)

L ời cam đoan

2.1Tên và gia hệ của bốn giống đậu nành trắc nghiệm

Giống Gia hệ Nhật 17A-8

MTĐ 176 MTĐ 517-8 MTĐ 760-4

Dòng thuần được tuyển từ giống Nhật 17A của Đồng Tháp (ĐHCT) Tuyển chọn từ tổ hợp lai ĐH 4 x CES 97 - 13 (ĐHCT)

Tuyển chọn từ tổ hợp lai Việt Khái x ĐH4 (ĐHCT) Tuyển chọn từ tổ hợp lai MTĐ 176 x A 70 (ĐHCT)

2.1.2 Phân bón

Phân bón dùng trong các thí nghiệm là phân NPK (20-20-15).

2.1.3 Thuốc phòng trị sâu bệnh:

Basudin 10H, Carban 50SC, Peran 50EC, Tilt Super 300EC, Actimax 50WDG, BrighTin 1.8EC

2.1.4 Thời gian và địa điểm thí nghiệm:

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ xuân hè 2009 (19/01/2009 đến 29/04/2009), tại lô B6, Nông trại thực nghiệm, trường Đại học Cần Thơ. Các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong đất tại địa điểm được trình bày trong Bảng 2.2.

16

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot) với ba lần lặp lại. Bốn công thức phân bón (00-00-00 (P0), 40-40-30 (P1), 80-80-60 (P2) và 120-120-90 (P3) được bố trí vào lô chính và bốn giống (Nhật 17A-8, MTĐ 176, MTĐ 517-8 và MTĐ 760-4) vào lô phụ. Diện tích mỗi lô khoảng 14 m2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở Hình 2.1.

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

- Chuẩn bị đất: Đất được dọn sạch cỏ, cuốc và ban đều trước khi gieo

- Gieo hạt: Hạt được gieo theo khoảng cách 40 x 10 cm bằng cách căng dây và tỉa lỗ. Mỗi lỗ 3 hạt, sâu 1,5 – 2,0 cm. Sau đó rải lên lỗ một lớp tro trấu để giữ ẩm và giúp hạt nẩy mầm tốt.

- Tỉa cây và dậm hạt: Sau khi gieo 7 – 10 ngày, tiến hành dậm lại hạt ở những hốc không lên. Khoảng 14 - 15 ngày sau khi gieo, tỉa cây chỉ giữ lại mỗi hốc hai cây tốt nhất để đảm bảo mật độ 50 cây/m2.

- Tưới nước: 7 ngày đầu sau khi gieo tưới bằng thùng 2 lần/ngày để đảm bảo hạt giống nảy mầm đều. Sau đó tưới bằng gàu (lần/ngày) và ngưng tưới khi lá chuyển vàng.

- Làm cỏ: Trong suốt thời gian thí nghiệm, ruộng đậu được làm cỏ hai lần: vào 15 ngày và 30 ngày sau khi gieo, kết hợp vun gốc.

- Bón phân : Áp dụng bốn công thức phân bón: 00-00-00 (P0), 40-40-30 (P1), 80- 80-60 (P2) và 120-120-90 (P3). Công thức P1, P2 và P3 được chia đều và bón hai lần: 15 và 30 ngày sau khi gieo.

- Phòng trừ sâu bệnh:

* Sau khi gieo hạt, rải Basudin 10H để phòng trừ kiến và ốc cắn phá hạt. Thường xuyên theo dõi khu ruộng thí nghiệm. Khi phát hiện côn trùng hoặc bệnh gây hại tấn công trên cây đậu, phun thuốc trừ sâu hoặc bệnh để phòng trị kịp thời. Đến giai đoạn tạo hạt, phun thuốc định kỳ 7 ngày/lần để phòng trị sâu đục trái.

- Thu hoạch: Thu riêng từng lô khi thấy có khoảng 90 - 95% số cây trong lô có lá vàng, rụng, vỏ trái đậu chuyển màu và khô.

Thu 10 cây lấy mẫu để đo đếm chỉ tiêu, những cây còn lại dùng dao chặt ngang gốc. Sau đó phơi khô và đập ra hạt, đem cân trọng lượng và đo ẩm độ.

- Ngày mọc mầm: Từ khi gieo đến khi có 50% số cây trong lô nảy mầm, hạt nhô khỏi mặt đất và xòe hai tử diệp.

- Ngày trổ hoa: Từ khi gieo đến khi có 50% số cây trong lô trổ hoa đầu tiên. - Thời gian sinh trưởng: Số ngày từ khi gieo đến khi có 90- 95% số cây trong lô đã chín (trái chuyển vàng).

Các chỉ tiêu sau đây được đo đếm trên 10 cây mẫu lấy ngẫu nhiên trong lô:

- Chiều cao lúc trổ: Đo chiều cao từ mặt đất đến chóp đỉnh cao nhất của thân chính, lúc cây trổ hoa.

- Chiều cao lúc chín: Đo từ cổ rễ đến chùm trái tận ngọn của thân chính lúc thu hoạch.

- Số cành hữu hiệu: Đếm tổng số cành mang trái, kể cả thân chính.

- Số lóng trên thân chính: Đếm từ lóng có hai lá đơn đến tận ngọn của thân chính. - Số trái trên cây: Đếm tất cả các trái trên cây, kể cả trái lép, rồi quy về phần trăm theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số hạt trên mét vuông: Tính theo công thức: số hạt/cây x số cây/m2.

- Trọng lượng 100 hạt (g): Cân ngẫu nhiên 100 hạt từ mẫu hạt sạch của phần năng suất thực tế ở mỗi lô và quy về ẩm độ chuẩn 12 %.

- Năng suất (kg): Thu tất cả các cây trên lô (14 m2), đập ra hạt, cân trọng lượng và được quy về ẩm độ chuẩn 12% theo công thức:

Tổng số trái

Phần trăm trái lép = Số trái lép x 100

Tổng số trái chắc

Phần trăm trái (1, 2, 3, 4 hạt) = Số trái (1, 2, 3, 4 hạt) x 100

Năng suất = Trọng lượng lô lấy mẫu

Diện tích lô lấy mẫu x

(100 - Ẩm độ lúc cân)

18

Các chỉ tiêu khác:

* Bệnh hại: Ghi nhận thời điểm xuất hiện và mức độ gây hại của những bệnh chủ yếu trên cây đậu nành. Mức độ gây hại được đánh giá theo 5 cấp.

- Cấp 1: Rất kháng, không có vết bệnh.

- Cấp 2: Nhẹ, có từ 1- 10% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại..

- Cấp 3: Nhiễm trung bình, có từ 11- 50% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại. - Cấp 4: Nhiễm nặng, 51- 75% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.

- Cấp 5: Nhiễm rất nặng, có 75- 100% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.

Đối với bệnh hạt tím do nấm Cescospora kikuchii gây ra được ghi nhận sau thu hoạch theo 3 cấp:

- Cấp 1: Kháng, Không có hạt bị bệnh.

- Cấp 2: Trung bình, có ít hơn 30% hạt bị bệnh. - Cấp 3: Nhiễm, có hơn 30% hạt bị bệnh.

* Sâu hại: Ghi nhận tất cả các loại sâu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu và đánh giá theo 5 cấp gây hại như sau:

- Cấp 1: Không bị sâu phá hại.

- Cấp 2: Gây hại nhẹ, có từ 1 – 10 % cây bị hại, rải rác một vài lá đến ¼ diện tích lá.

- Cấp 3: Có từ 11 – 50 % số lá bị hại và trên các cây này có từ ¼ đến ½ diện tích lá bị hại.

- Cấp 4: Có từ 50 – 75 % cây bị hại với ½- 2/3 diện tích lá bị hại.

- Cấp 5: Gây hại hoàn toàn với hơn 75% cây bị hại và các lá có diên tích gây hại từ ¾ đến hoàn toàn.

2.2.3 Phân tích số liệu

Tất cả các số liệu thô được xử lý bằng phần mềm Excel, sau đó sử dụng phần mềm MSTAT-C để phân tích phương sai và các trung bình được tách ra bằng phương pháp kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%.

Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Nhật 17A-8_P0 MTĐ 760-4_P3 MTĐ 517-8_P2 MTĐ 176_P0 MTĐ 517-8_P3 MTĐ 760-4_P2 MTĐ 517-8_P0 MTĐ 176_P3 Nhật 17A-8_P2 MTĐ 760-4_P0 Nhật 17A-8_P3 MTĐ 176_P2 MTĐ 176_P1 MTĐ 517-8_P0 MTĐ 176_P3 MTĐ 760-4_P1 Nhật 17A-8_P0 MTĐ 517-8_P3 Nhật 17A-8_P1 MTĐ 176_P0 MTĐ 760-4_P3 MTĐ 517-8_P1 MTĐ 760-4_P0 Nhật 17A-8_P3 MTĐ 760-4_P2 MTĐ 517-8_P2 MTĐ 517-8_P1 MTĐ 176_P2 MTĐ 176_P2 MTĐ 176_P1 Nhật 17A-8_P2 Nhật 17A-8_P2 MTĐ 760-4_P1 MTĐ 517-8_P2 MTĐ 760-4_P2 Nhật 17A-8_P1 MTĐ 760-4_P3 MTĐ 176_P1 MTĐ 760-4_P0 MTĐ 517-8_P3 MTĐ 517-8_P1 Nhật 17A-8_P0 MTĐ 176_P3 MTĐ 760-4_P1 MTĐ 517-8_P0 Nhật 17A-8_P3 Nhật 17A-8_P1 MTĐ 176_P0 Hình 2.1 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

3.1.1 Tình hình lô đất thí nghiệm

Nhìn chung lô đất thí nghiệm tương đối thấp, đất hơi chua (pH O 5,51

2

H  ), nghèo chất hữu cơ và lân dễ tiêu. Chung quanh khu thí nghiệm trồng lúa, nên hệ thống tưới tiêu của lô thí nghiệm bị ảnh rất nhiều. Vào giai đoạn vừa xuống giống và sau đợt bón phân lần đầu tiên (20 ngày sau khi gieo), do ruộng lúa chung quanh được thả nước vào nên ở những chỗ trủng của lô đất thí nghiệm bị ngập. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của giống và sự sinh trưởng của cây con cũng như hiệu quả của phân bón. Đến giai đoạn tạo trái-hạt, do ảnh hưởng của việc xiết nước từ ruộng lúa xung quanh, lô đất thí nghiệm lại bị thiếu nước tưới. Các yếu tố bất lợi này đã gây ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành.

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 28 - 33)