Tình hình lô đất thí nghiệm

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 33)

L ời cam đoan

3.1.1Tình hình lô đất thí nghiệm

Nhìn chung lô đất thí nghiệm tương đối thấp, đất hơi chua (pH O 5,51

2

H  ), nghèo chất hữu cơ và lân dễ tiêu. Chung quanh khu thí nghiệm trồng lúa, nên hệ thống tưới tiêu của lô thí nghiệm bị ảnh rất nhiều. Vào giai đoạn vừa xuống giống và sau đợt bón phân lần đầu tiên (20 ngày sau khi gieo), do ruộng lúa chung quanh được thả nước vào nên ở những chỗ trủng của lô đất thí nghiệm bị ngập. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của giống và sự sinh trưởng của cây con cũng như hiệu quả của phân bón. Đến giai đoạn tạo trái-hạt, do ảnh hưởng của việc xiết nước từ ruộng lúa xung quanh, lô đất thí nghiệm lại bị thiếu nước tưới. Các yếu tố bất lợi này đã gây ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành.

Bảng 3.1 Các đặc tính chung của đất ở lô B6 Nông trại thực nghiệm, ĐHCT.

CẤP HẠT (%) cmol/kg Cát Thịt Sét pHH20 (1:2,5) EC mS/c m P Bray2 mg P/kg CEC K + CHC %C 3.17 45.3 51.53 5.31 0.35 12.03 19.11 0.32 3.9 Sa cấu mịn TB (a) KGH (b) T (c) TB (d) TB-C (e) T (f) Ghi chú: TB: trung bình; KGH: không giới hạn năng suất; T: thấp; C: cao.

Nguồn: Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT, 2009.

(a): Được phân loại theo Washington State University – Tree Fruit Research & Extension Center.

(b): Độ dẫn điện được đánh giá theo Western Agricultural Laboratories, 2002. (c): Được đánh giá theo Orgeon State University Extension Service, 2004.

(d): Được đánh giá theo Landon, 1984.

(e): Được đánh giá theo Dierolf & csv., 2001. Soil Fertility Kit. A toolkit for acid, upland soil fertility management in Southeast Asia.

(f): Được đánh giá theo Metson, 1961.

3.1.2 Tình hình khí hậu

Tình hình thời tiết ở thánh phố Cần Thơ trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Tình hình khí tượng thủy văn ở thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2009 đến 04/2009 04/2009

Tháng Nhiệt độ

trung bình Nhiệt tối đa Nhiệt độ tối

thiểu Độ ẩm Lượng mưa 1 24,3 31,2 18,4 80 31,3 2 26,6 31,0 21,2 80 55,5 3 28,4 35,0 23,6 77 29,0 4 28,8 35,2 24,5 80 76,5

Nguồn: Số liệu được cung cấp bởi Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn, T.P. Cần Thơ,2009.

Nhìn chung nhiệt độ và ẩm độ không khí ít biến động trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Tuy nhiên, một vài trận mưa xuất hiện vào cuối vụ, nhất là vào giai đoạn gần thu hoạch đã làm cho các giống có khuynh hướng kéo dài thời gian chín, đồng thời cỏ dại cũng phát triển mạnh che lấp cây đậu gây trở ngại lúc thu hoạch. Ngoài ra, ở những lô thu hoạch trễ, nhất là giống MTĐ 760-4, gặp mưa một số hạt bi hư thối hoặc nảy mầm trên cây nên đã gây ảnh hưởng không ít đến năng suất và phẩm chất hạt.

3.1.3 Tình hình sinh trưởng của cây đậu nành

Nhìn chung tất cả các giống đều nhú mầm lên khỏi mặt đất khoảng 5 ngày sau khi gieo. Tuy nhiên, ở một số lô trủng bị ngập nước, hạt nảy mầm yếu hoặc bị thối.

22

sự sinh trưởng của cây con do bộ rễ phát triển yếu. Vào giai đoạn này, bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani) tấn công rải rác ở một số lô, nhưng mức độ gây hại không đáng kể.

Sau giai đoạn bón phân lần đầu tiên, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh và có sự khác biệt giữa các giống. Giống MTĐ 760-4 tăng trưởng mạnh nhất và MTĐ 176 sinh trưởng yếu nhất, trong khi giống MTĐ 517-8 và Nhật 17A-8 ít có sự khác biệt. Tuy nhiên, ở các công thức phân bón chưa thể hiện rõ có lẽ do một số lô bị ngập phân bón bị rữa trôi. Vào giai đoạn này, sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và cào cào (Locusta migratoria) bắt đầu tấn công trên ruộng đậu nhưng do phun thuốc kịp thời nên mức độ thiệt hại không đáng kể. Sau đợt bón phân lần hai, hầu hết các giống lá đều giáp tán, trên ruộng đậu thí nghiệm xuất hiện bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica) và bệnh rỉ sắt (Phakopsora pachirhizi). Bệnh đốm phấn gây thiệt hại nặng trên giống MTĐ 517-8 và MTĐ 176, nhất là ở các nghiệm thức có bón phân, mức độ thiệt hại được đánh giá cấp 3. Giống Nhật 17A-8 bị nhiễm nhẹ hơn (cấp 2), trong khi giống MTĐ 760-4 không bị nhiễm bệnh đốm phấn.

Đến giai đoạn tạo hạt, cỏ bắt đầu xuất hiện trở lại cho đến khi thu hoạch. Đặc biệt ở REP1 cho đến thu hoạch cỏ nhiều và che phủ cả cây đậu nành.

3.14 Tình hình cỏ dại

Cỏ dại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất của cây đậu nành. Chúng không những cạnh tranh về ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây đậu mà còn là nơi trú ẩn của những loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Nhìn chung khoảng 10 NSKG khu ruộng thí nghiệm hầu như không có cỏ dại do đất đã được dọn sạch cỏ và cuốc trước khi gieo. Sau khi gieo đất ẩm do tưới nước nên cỏ dại bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh, chủ yếu là các loại cỏ chác (Fimbrityli milliaceae), cỏ chỉ (Cynodon dactyon) và một số loại khác với mật độ không cao như cỏ cú (Cyperus rotundus), cỏ chác (Fimbrityli milliaceae),… Tuy nhiên, qua hai đợt làm cỏ cây bắt đầu giáp tán, cỏ dại cũng giảm đáng kể.

3.2.1 Ngày trổ hoa

Ngày trổ hoa giữa các giống khác biệt không nhiều. Ngoại trừ giống MTĐ 760- 4 trổ hoa tương đối chậm (32 ngày sau khi gieo), các giống còn lại đều trổ hoa sớm hơn (30 ngày sau khi gieo). Giữa các công thức phân bón không có sự khác biệt về thời gian trổ hoa.

Kết quả phân tích phương sai đối với các đặc tính sinh trưởng được trình bày trong Bảng 3.3 cho thấy giữa các giống các đặc tính sinh trưởng đều khác biệt có ý nghĩa, ngoại trừ chiều cao đóng trái. Ảnh hưởng của phân bón chỉ khác biệt có ý nghĩa đối với chiều cao cây lúc chín, các đặc tính sinh trưởng còn lại đều khác biệt không ý nghĩa. Ảnh hưởng tương tác giữa giống x phân bón không có ý nghĩa đối với tất cả các đặc tính sinh trưởng. Điều này chứng tỏ đối với các đặc tính này, các giống có khuynh hướng xếp hạng giống nhau ở các công thức phân khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Thời gian kỳ sinh trưởng

Qua Bảng 3.4 cho thấy thời gian sinh trưởng giữa các giống biến động 87 ngày (Nhật 17A-8) đến 96 ngày (MTĐ 760-4). Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng giữa các công thức phân bón khác biệt không ý nghĩa (88 - 94 ngày).

Bảng 3.3 Phân tích phương sai đối với ngày chín và chiều cao cây

Trung bình bình phương Nguồn biến

động

Độ tự

do Ngày chín Chiều cao trổ Chiều cao chín Chiều cao đóng trái Lặp lại 2 30,438 ns 8,051ns 97,906** 0,984ns Phân bón (P) 3 71,354 ns 14,467 ns 43,200* 3,180 ns Sai số (a) 6 24,104 10,776 7,801 1,854 Giống (G) 3 176,743** 36,319** 147,223** 3,223 ns G x P 9 9,873ns 3,211 ns 6,021ns 1,032 ns Sai số (b) 24 9,299 2,539 5,899 1,973

ns = khác biệt không ý nghĩa, * = khác biệt ở múc ý nghĩa 5% và ** = khác biệt ở múc ý nghĩa 1%

24

Bảng 3.4 Ngày chín và chiều cao cây trung bình của 4 giống đậu nành ở 4 công thức phân bón phân bón Nghiệm thức Ngày chín Chiều cao lúc trổ (cm) Chiều cao lúc chín (cm) Chiều cao đóng trái (cm) Phân bón 00-00-00 89 21,7 31,1 b 9,6 40-40-30 88 21,5 31,8 b 10,4 80-80-60 94 21,7 32,2 b 9,3 120-120-90 91 23,8 35,4 a 10,2 CV(a) (%) 5,42 14,81 8,57 13,79 Giống Nhật 17A-8 87 c 22,0 b 31,6 b 10,5 MTĐ 176 89 bc 20,2 c 29,9 b 9,6 MTĐ 517-8 90 b 22,0 b 31,2 b 9,3 MTĐ 760-4 96 a 24,4 a 37,7 a 10,1 CV(b) (%) 3,37 7,19 7,45 14,23

Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%.

Nhìn chung do khu đất thí nghiệm thường xuyên bị ngập nước nên các giống sinh trưởng không mạnh. Chiều cao cây lúc trổ và lúc chín đều tương đối thấp.

3.2.3 Chiều cao cây lúc trổ

Vào giai đoạn trổ hoa, giữa các giống có sự khác biệt về chiều cao cây. Giống MTĐ 760-4 sinh trưởng mạnh nhất, chiều cao cây đạt 24,4 cm, kế đến là giống Nhật 17A-8 và MTĐ 517-8 (22,0 cm) và thấp nhất là MTĐ 176 (20,2 cm). Tuy nhiên, giữa bốn công thức phân bón chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa, dao động trong khoảng 21,5 - 23,8 cm. Điều này có thể do sau đợt bón phân lần thứ nhất, một số lô bị ngập nước nên một phần phân bón đã bị rữa trôi; vì thế chiều cao cây lúc trổ giữa các công thức phân bón không có sự khác biệt rõ ràng (Bảng 3.4).

3.2.4 Chiều cao cây lúc chín

Tương tự như chiều cao cây lúc trổ, chiều cao cây lúc chín của giống MTĐ 760-4 cũng đạt cao nhất (37,7 cm), các giống còn lại đều có chiều cao cây lúc chín thấp hơn và khác biệt không ý nghĩa (29,9 – 31,6 cm). Giữa các công thức cũng có sự khác biệt về chiều cao cây lúc chín, trong đó công thức phân P3 (120-120-90) cho chiều cao cây cao nhất, các công thức phân còn lại (P0, P1 và P2) có chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa, biến động trong khoảng 31,1 – 32,2 cm (Bảng 3.4). Sự khác biệt này là do sau giai đoạn bị ngập úng, cây được bón thúc phân lần hai, đặc biệt là phân lân, đã giúp bộ rễ hồi phục nhanh. Tuy nhiên, lượng phân thấp (P1 và P2) có lẽ chưa đủ để kích thích bộ rễ phát triển.

3.2.5 Chiều cao đóng trái

Kết quả ở Bảng 3.4 ghi nhận chiều cao đóng trái giữa các giống cũng như các công thức phân bón đều khác biệt không ý nghĩa, chênh lệch từ 9,3 cm đến 10,5 cm.

3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Qua Bảng 3.5 và 3.6 cho thấy số trái trên cây, số hạt trong trái, trọng lượng 100 hạt và năng suất giữa các công thức phân bón đều khác biệt không ý nghĩa. Tuy nhiên, giữa các giống, hầu hết các thành phần năng suất và năng suất đều có sự khác biệt ý nghĩa, ngoại trừ số trái trên cây.

Ảnh hưởng tương tác giữa giống x phân bón không có ý nghĩa đối với tất cả thành phần năng suất và năng suất.

Trong các chỉ tiêu hình thành năng suất hạt đậu nành, các thành phần năng suất đóng góp trực tiếp và quan trọng nhất là số trái trên cây, số hạt trong trái và trọng lượng 100 hạt.

3.3.1 Số trái trên cây

Qua Bảng 3.7 cho thấy số trái trên cây khác biệt không ý nghĩa giữa các giống và các công thức phân bón.

26

Bảng 3.5 Phân tích phương sai đối với số trái trên cây và số hạt trong trái

Trung bình bình phương Nguồn biến động Độ tự do Số

trái/cây % trái lép % trái 1 hạt % trái 2 hạt % trái 3 hạt Lặp lại 2 74,813* 0,162ns 0,140ns 72,976* 52,816** Phân bón (P) 3 21,686ns 0,492 ns 0,245 ns 3,323ns 11,445ns Sai số (a) 6 7,460 0,488 0,091 11,211 3,573 Giống (G) 3 5,867ns 1,413** 4,520** 1187,243** 1043,286** G x P 9 1,108ns 0,253 ns 0,099 ns 20,375ns 6,573 ns Sai số (b) 24 9,552 0,200 0,205 9,592 8,501

ns = khác biệt không ý nghĩa, * = khác biệt ở múc ý nghĩa 5% và ** = khác biệt ở múc ý nghĩa 1%

Bảng 3.6 Phân tích phương sai đối với số hạt trên mét vuông, trọng lượng 100 hạt, năng suất thực tế và năng suất lý thuyết. năng suất thực tế và năng suất lý thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình bình phương Nguồn biến động Độ tự do Số hạt/m2 TL 100 hạt (g) Năng suất thực tế (t/ha) Năng suất lý thuyết (t/ha) Lặp lại 2 843380,58** 1,819ns 1,164* 2,079* Phân bón (P) 3 283936,82ns 1,721ns 0,352ns 0,906ns Sai số (a) 6 70424,79 0,824 0,108 0,345 Giống (G) 3 353816,96* 8,510** 0,538** 1,513** G x P 9 12962,99ns 0,436ns 0,055ns 0,060ns Sai số (b) 24 106916,09 0,628 0,069 0,289

ns = khác biệt không ý nghĩa, * = khác biệt ở múc ý nghĩa 5% và ** = khác biệt ở múc ý nghĩa 1%

3.3.2 Số hạt trong trái

Hầu hết các giống đậu nành, trái hai hạt thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ trái hai, ba hạt cao sẽ làm tăng số hạt trên cây dẫn đến năng suất cao.

Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy giống MTĐ 760-4 có tỷ lệ trái một hạt và hai hạt thấp nhất, lần lượt là 11,61% và 41,3 %; nhưng phần trăm trái ba hạt lại cao nhất (43,3 %). Điều này đã làm gia tăng số hạt trên mét vuông của giống. Giống Nhật 17A-8 và MTĐ 517-8 có tỷ lệ trái một, hai và ba hạt khác biệt không ý nghĩa; trong đó tỷ lệ trái hai hạt đạt khá cao (62 %).

Áp dụng phân bón không làm gia tăng số hạt trong trái, vì qua phân tích thống kê phần trăm trái lép, một hạt, hai hạt và ba hạt đều không có sự khác biệt ý nghĩa (Bảng 3.7).

Bảng 3.7 Số trái trên cây và số hạt trong trái của 4 giống đậu nành ở 4 công thức phân bón bón Nghiệm thức Tổng số trái % Lép % 1 Hạt % 2 hạt % 3 Hạt Phân bón 00-00-00 20,9 4,14 19,61 56,4 28,9 40-40-30 18,7 4,71 20,32 55,6 28,6 80-80-60 21,0 5,99 17,69 56,4 29,9 120-120-90 21,9 4,40 17,82 55,4 30,7 CV(a) (%) 13,24 33,03 7,03 5,98 6,41 Giống Nhật 17A-8 21,3 4,31 b 19,95 a 62,3 a 24,8 bc MTĐ 176 19,7 4,51 b 21,43 a 58,3 b 26,6 b MTĐ 517-8 20,9 3,50 b 22,46 a 61,9 a 23,3 c MTĐ 760-4 20,7 6,92 a 11,61 b 41,3 c 43,3 a CV(b) (%) 14,98 21,15 10,54 5,54 9,89

Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%.

28

3.3.4 Số hạt trên mét vuông

Chỉ tiêu này là sự kết hợp của số hạt trên cây và số cây trên đơn vị diện tích. Trong thí nghiệm, vì các tổ hợp nghiệm thức có cùng mật độ gieo nên số hạt trên mét vuông khác nhau là do ảnh hưởng của giống hoặc công thức phân bón.

Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy giữa các giống có sự khác biệt về số hạt trên mét vuông. Giống MTĐ 760-4 có số hạt trên cây nhiều nhất (2.269 hạt/m2), nhưng khác biệt không ý nghĩa với giống Nhật 17A-8 (2.019 hạt/m2), do hai giống này có sự bù trừ giữa tỷ lệ trái hai và ba hạt. Giống MTĐ 176 và MTĐ 517-8 có số hạt trên mét vuông thấp hơn và cũng khác biệt không ý nghĩa.

Áp dụng phân bón có xu hướng làm gia tăng số hạt trên mét vuông; tuy nhiên, do có sự biến động khá lớn giữa các lô thí nghiệm nên số hạt trên mét vuông trung bình giữa các nghiệm thức phân bón chưa thể hiện rõ. Qua Bảng 3.8 cho thấy ở công thức phân P2 (80-80-60) và P1 (40-40-30), số hạt trên mét vuông khác biệt không ý nghĩa với công thức P0 (không bón phân).

3.3.5 Trọng lượng 100 hạt

Ngoài đặc tính di truyền của giống, trọng lượng 100 hạt còn chịu sự tác động của yếu tố môi trường và biện pháp canh tác.

Trong thí nghiệm, trọng lượng 100 hạt giữa các giống thay đổi từ 15,46 g/100 hạt (MTĐ 176) đến 17,50 g/hạt (Nhật 17A-8). Giống MTĐ 517-8 và MTĐ 760-4 có trọng lượng 100 hạt thấp hơn và khác biệt không ý nghĩa (16 g/100 hạt)

Giữa các công thức phân bón, trọng lượng 100 hạt khác biệt không ý nghĩa, chênh lệch từ 15,83 g/100 hạt ở công thức P0 đến 16,70 g/100 hạt ở P3 (Bảng 3.8).

3.3.6 Năng suất thực tế (t/ha)

Kết quả ở Bảng 3.8 ghi nhận giống MTĐ 760-4 và Nhật 17A-8 đạt năng suất cao nhất, lần lượt là 1,729 t/ha và 1,653 t/ha. Giống MTĐ 176 và MTĐ 517-8 có năng suất

Một phần của tài liệu So Sánh Bốn Công Thức Phân Bón Npk Trên Bốn Giống Đậu Nành Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Xuân Hè (Trang 33)