Rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 51 - 53)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinht ế, 2006 – 2011

4.1.2. Rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả đầu tư

4.1.2.1. Sự khép kín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Một trong những rào cản lớn trong lĩnh vực đầu tư hiện nay đó là tình trạng khép kín trong đầu tư

xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Nhà nước, việc tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức

năng quản lý kinh doanh tại các bộ, ngành, địa phương chưa được rõ rang. Tính khép kín trong đầu tư

xây dựng cơ bản thực sự là rào cản đối với các thành phần kinh tếkhác tham gia đầu tư và một hệ quả

khác là làm hạn chế tính minh bạch, công khai trong hoạt động đầu tư. Từđó làm nảy sinh tiêu cực và là nguồn gốc phát sinh thất thoát và lãng phí trong đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước.

Tính khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay thể hiện từ khâu quy hoạch cho đến công tác chuẩn bị, thẩm định dự án, ban hành các định mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công, đâu thầu, thi

công, tư vấn, giám sát thi công.

Tính khép kín và cục bộ trong đầu tư cũng dẫn đến việc lồng ghép các quy hoạch như quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ cũng như quy hoạch xây dựng, sử dụng đất… còn nhiều bất cập. Sự

gắn kết quy hoạch từng vùng và quy hoạch chung của cả nước chưa tốt; đây chính là rào cản đối với khá nhiều dự án trong quá trình triển khai thực hiện. Tính khép kín trong công tác xây dựng quy hoạch cũng dẫn đến chất lượng các dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa.

Trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư, tính khép kín và cục bộ thể hiện khá rõ nét. Người ra quyết định đầu tư trong nhiều trường hợp là cấp chủ quản của chủđầu tư hoặc kiêm nhiệm làm chủđầu

tư; vai trò của các tổ chức tư vấn giám sát thể hiện không rõ nét. Thậm chí, các tổ chức tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, các tư vấn giám sát trong nhiều dựán đầu tư đều cùng một bộ, tỉnh hoặc thành phố. Do đó dẫn đến tình trạng nể nang, thậm chí tiêu cực và hệ quả là hiệu quảđầu tư không cao, chất

lượng công trình thấp.

Tính khép kín và cục bộ trong hoạt động đầu tư không chỉ là rào cản đối với chính quá trình đầu tư

do việc hạn chế các chủ thể, các nhà đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế tham gia có hiệu quả vào thị trường đầu tư mà nó còn là rào cản đối với tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế.

4.1.2.2. Đầu tư dàn trải và nợ đọng vốn đầu tư

Tình trang dàn trải trong đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố đang là một vấn đề bức xúc trong lĩnh vực đầu tư và nó là một rào cản lớn đối với quá trình thực hiện đầu tư cũng như phát huy năng lực sản xuất và phục vụ của các kết quả đầu tư. Thực trạng này

được tích tụ từ nhiều năm nay, gây lãng phí lớn và hiệu quảđầu tư thấp.

Theo số liệu báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn cảnước có 25.231 dựán đang thực hiện đầu tư. Một sốđịa phương có tỷ lệ số dự án khởi công mới trên tổng số

42 dựán đang thực hiện khá cao như tỉnh Đồng Tháp (45%), thành phốĐà Nẵng (41,3%), tỉnh Vĩnh Phúc

56%, tỉnh An Giang (55,8%), tỉnh Yên Bái (42,3%)… Một điều đáng quan tâm là, trong khi số dự án kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng trong kỳ cao hơn cùng kỳ năm trước không nhiều, thì số các dự án khởi công mới lại tăng cao hơn, tổng giá trị thực hiện vốn đầu tư cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tổng hợp số liệu của 105/124 cơ quan có báo cáo, nửa đầu năm 2011, tổng giá trị thực hiện khoảng 236.045 tỷ đồng, đạt 41% so với kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ

này là 48%). Trong 25.231 dự án đang thực hiện có 6.731 dự án khởi công mới, chiếm 26,58%, cao

hơn so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ này là 25,58%) và 4.693 dự án kết thúc đầu

tư đưa vào sử dụng trong kỳ, chiếm 18,6% cao hơn cùng kỳnăm trước (6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ này là 16,21%). Tình trạng các dự án chậm tiến độ vẫn còn phổ biến. Sáu tháng đầu năm 2011 có 2.813 dự

án chậm tiến độ, chiếm 11,5% số dự án thực hiện trong kỳ. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2010 chỉ là 9,78%.

Bên cạnh vấn đềđầu tư dàn trải, tình trạng nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được xem là một rào cản lớn đối với nhiều bộ, ngành và địa phương trong thời gian tới. Những năm gần đây, nợ đọng vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đặc biệt tại các dự án, công trình hạ tầng giao thông diễn ra

tràn lan và chưa có giải pháp tháo gỡ hữu hiệu. Nợ đọng vốn trong xây dựng cơ bản giao thông được ví

như cái vòng luẩn quẩn, gỡ chỗ này thì rối chỗ kia. Cái vòng đó bắt nguồn từ việc chủđầu tư nợ khối

lượng nhà thầu, kể cả ở các dự án chưa hoàn thành hoặc đã đưa vào sử dụng. Nhà thầu không có vốn thi công lại phải vay nợ ngân hàng, nợ các doanh nghiệp cung ứng vật liệu, nợ lương công nhân, nợ

thuếnhà nước, dẫn đến chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tình trạng này gây bất ổn về tài chính không chỉ cho riêng các nhà thầu xây lắp mà cho hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, kéo theo đó là đời sống, việc làm của người lao động bấp bênh.

Đầu tư dàn trải và nợ đọng vốn đầu tư là hai rào cản có mối quan hệ với nhau- chính vì đầu tư dàn

trải nên mới dẫn tới nợđọng trong đầu tư xây dựng. Bố trí vốn dàn trải không những gây họa cho bên nhà thầu vì vay ngân hàng nặng lãi, mà về mặt kinh tế, nó làm cho hiệu quả vốn đầu tư thấp.

4.1.2.3. Sự hạn chế về năng lực thực hiện, quản lý và giám sát đầu tư

Sự hạn chế vềnăng lực thực hiện, quản lý và giám sát đầu tư cũng là một trong những rào cản đến hiệu quả của nhiều dựán đầu tư. Do hạn chế về năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trực tiếp tham gia thực hiện và quản lý dự án, chất lượng của các khâu công việc không đảm bảo, từđó dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, chất lượng các công trình xây dựng thấp và hệ quả là lãng phí nguồn lực toàn xã hội. Trên thực tếđã có không ít dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, thiết kế

43 những công trình vừa thiết kế vừa thi công, thậm chí đến khi hoàn thành mới điều chỉnh lại tổng dự

toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công, gây lãng phí vốn đầu tư.

Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là một điển hình khi mà nó kéo dài tới 13 năm, qua 3

nhiệm kỳ Quốc hội và Chính phủ. Dự án này cũng ba lần được quyết định thay đổi tổng mức đầu tư, từ

1.500 triệu USD (năm 1997) lên 2.501 triệu USD (năm 2005) và 3.053,5 triệu USD (năm 2009). Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận: “Quá trình triển khai dự án kéo dài quá lâu, tiến độ bàn giao nhà máy bị chậm khoảng chín năm so với yêu cầu trong Nghị quyết 07/1997/QH10 và chậm khoảng bảy tháng so với tiến độđã cam kết trong hợp đồng EPC”

Trong công tác lập và điều hành kế hoạch vốn đầu tư, việc phân bổ vốn cho các mục tiêu, chương

trình dự án còn nhiều bất hợp lý. Tình trạng dựán được duyệt nhưng lại chưa được bố trí vốn, ngược lại không ít dự án giữ vốn nhưng không triển khai còn tồn tại. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn

như công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ triển khai khá chậm, chủ yếu do các khâu thủ tục đầu tư, đấu thầu và năng lực của cán bộ thực hiện đấu thầu…

Đối với quy hoạch và kế hoạch đầu tư, ngoài hạn chế về chất lượng do tính khép kín và cục bộ trong đầu tư thì một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là năng lực của một bộ phận cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng không ít dự án quy hoạch tuy đã được xác định nhưng chưa có đầy đủcác căn cứ kinh tế, xã hội, nhất là phân tích, dự báo thị trường và năng lực cạnh tranh nên phải thay đổi nhiều lần như quy hoạch ngành điện, xi măng…

Trong thực tế, do hạn chế về chuyên môn, có những hồ sơ mời thầu đưa ra những thông số không

đúng thực tế, đến khi triển khai thực hiện, nhà thầu phải gánh chịu thêm rất nhiều chi phí phát sinh. Đó

cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chất lượng một số công trình không đảm bảo.

Năng lực quản lý và giám sát của không ít chủđầu tư chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn vềđầu tư,

xây lắp và đầu tư. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận cán bộ, công chức thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát các công cuộc đầu tư. Chính điều này đã tạo ra một rào cản không nhỏđến việc nâng cao hiệu quảđầu tư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)