Hạn chế trong huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 49 - 51)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinht ế, 2006 – 2011

4.1.1. Hạn chế trong huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế

a. Rào cản đối với đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từngân sách Nhà nước ngày càng thu hẹp, thu hút đầu tư từnước ngoài càng trở nên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tếở nước ta. Các doanh nghiệp FDI mang đến cho Việt Nam kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm, tạo ra giá trị xuất khẩu và rất nhiều chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn vốn

này vào nước ta đang tăng chậm lại, từnăm 2008 đã bị sụt giảm liên tục, đồng thời không thu hút được nhiều như các nước khác trong khu vực.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, là sự cạnh tranh về thu hút FDI ngày càng gay gắt trên toàn cầu và trong khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, không chỉ các nước đang phát

triển cạnh tranh để thu hút nguồn vốn FDI mà kể cả những nước phát triển cũng tham gia vào cuộc đua

này. Trên thực tế, nguồn vốn FDI có xu hướng chảy vào các nước phát triển với nhau chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong khi dòng chảy vốn này vào các nước đang phát triển là không lớn. Điều này làm cho cuộc cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước đang phát triển sẽ càng khốc liệt hơn. Các nước đua

nhau tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khu vực, các nước

Malaysia, Indonesia, Singapore đang là những đối thủhàng đầu của nước ta về thu hút vốn FDI. Trong

khi đó ở nước ta, các lợi thế về giá nhân công rẻ, giá thuê đất rẻ đã không còn phát huy tác dụng nữa, mà những yếu tố mang tính bền vững khác như cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước… tiếp tục là những trở ngại, đặc biệt là trong bối cảnh những bất ổn trong kinh tế vĩ mô thời gian gần đây cũng đã khiến không ít nhà đầu tư lo ngại.

Bên cạnh đó, rào cản đối với nguồn vốn FDI chảy vào nước ta còn do một số nguyên nhân chủ quan bên trong như, môi trường đầu tư thiếu minh bạch và thiếu nhất quán. Rào cản vềmôi trường đầu

tư của Việt Nam là khảnăng thay đổi và khó tiên liệu về chính sách, thông tin kém minh bạch và công khai, tình trạng tham nhũng, chi phí của một số yếu tố đầu vào như cước viễn thông, điện nước, cước vận tải biển nhìn chung còn cao, dịch vụcơ sở hạ tầng thấp. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn

chưa đáp ứng được nhu cầu. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như đào tạo, kế toán, tư vấn thuế và tài chính, mức độ phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp có thể được lấy làm thước đo khả

40

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ở các nước phát triển, các dịch vụ hỗ trợ phát triển chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm trong nước. Sự yếu kém của dịch vụ phát triển tại Việt Nam hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là môi trường pháp lý tại Việt Nam chưa thuận lợi cho sự phát triển loại dịch vụ này và tính minh bạch công khai về thông tin trên thịtrường còn hạn chế.

b. Thách thức cản trởđầu tư trong nước

Đầu tư nhà nước có phần lấn át các nguồn đầu tư khác, khả năng tựhuy động vốn của nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế. Đầu tư nhà nước trong nhiều trường hợp vẫn chưa đóng vai trò tạo

điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư khác (đầu tư tư nhân), do tỷ trọng của vốn đầu tư nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn rất cao, và doanh nghiệp nhà nước vẫn có vai trò chi phối trong một số

ngành, lĩnh vực.

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng là một công cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong nước. Chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2006-2010 có sự mở rộng khá nhanh, cụ

thể: tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng bình quân 30,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân

23,2%/năm giai đoạn 2001-2005. Tuy nhiên, việc mở rộng quá nhanh chính sách tiền tệ trong khi tăng trưởng kinh tếkhông tương xứng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát liên tục, hậu quả, đến năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt đột ngột: mức tăng M2 và tín dụng của cả năm 2011 ước đạt tương ứng dưới 10% và 12-13%, chỉ bằng 1/3 so với mức tăng trung bình của các năm trước, “cú phanh gấp” này đã tạo ra nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng và nền kinh tế, cụ

thể: các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; thanh khoản của các NHTM và các tổ chức kinh tế bị thách thức nghiêm trọng; thị trường bất động sản và chứng khoán bị đình trệ. Khảnăng đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại bị giảm đi nhanh chóng.

Kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua chưa thật vững chắc. Trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm.

Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong suốt năm 2010 và giảm mạnh trong 2011.

41

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 49 - 51)