Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 37 - 46)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinht ế, 2006 – 2011

3.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

theo chiều rộng, mặc dù đóng góp của nhân tốTFP có tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. tỷ

trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp hơn 3 lần so với của TFP.

3.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế kinh tế

3.3.3.1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó,

chỉ tiêu đặc trưng và tập trung nhất là các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản(ROA). Ba chỉ số này có giá trị càng lớn thì khảnăng cạnh tranh càng mạnh và ngược lại, càng nhỏ thì khảnăng cạnh tranh càng

kém. Trong giai đoạn 2006 – 2011, nhìn chung, hai chỉ tiêu trên của Việt Nam đều thấp nhưng có xu hướng tăng lên ở tất cả các thành phần kinh tế. Tỷ suất lợi nhuận của từng loại hình doanh nghiệp có nhiều chuyển biến, phụ thuộc phần nhiều vào tình hình kinh tế và kinh doanh tại Việt Nam, nhưng xu hướng chung là đều là năm sau tăng cao hơn so với năm trước.

Nếu phân theo thành phần kinh tế thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn này luôn giữ ở vị trí cao nhất, doanh nghiệp FDI có tỷ suất ROA cao hơn

hẳn so với nhóm DNNN và DNTN, liên tục tăng từ 8,7% năm 2006 lên 25% năm 2011, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cóxu hướng giảm nhưng ổnđịnh hơn, tăng từ mức 3,7% năm 2006

lên mức 5,2% năm 2010, sau đó mới giảm xuống còn 2,7% năm 2011.Hiệu quả đầu tư của khu vực tư

nhân xếp vào loại cao nhất nhưng lợi nhuận trên tổng tài sản lại thấp hơn so với khu vực nhà nước và

đầu tư nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng liên tục, tuy vậy, tỉ suất lợi nhuận của khối

doanh nghiệp này lại không ngừng giảm, thể hiện ở hai chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh. ROA của

doanh nghiệp tư nhân giảm từ 3,1% năm 2006 xuống còn 2,4% năm 2011, ROE giảm từ 34,9% năm

2006 xuống 16% năm 2011. Các doanh nghiệp càng nhỏ, tỷ suất lợi nhuận càng yếu thì tỷ suất lợi

nhuận càng thấp. Khi so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn sản xuất kinh doanh ta cũng thu được kết luận tương tự. Tính chung tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của các doanh

nghiệp đầu tư trong nước đều thấp hơn tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng. Theo các tiêu chuẩn kiểm toán

quốc tế, số lượng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam rất ít.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam không cao chủ yếu do một số nguyên nhân:

 Sự lạc hậu về công nghệ: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc

hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ.Thể hiện cụ thể: hơn 70% máy móc thiết bị đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1970; 75% máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao; 50%

28 máy móc thiết bị mới tân trang. Vì lý do lạc hậu về công nghệ nên chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn cao hơn chi phí trung bình của thế giới từ 10 - 30%.

 Đa số các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này, nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trưởng cao (hàng da giày, dệt

may, chế biến thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, sản phẩm nhựa, hàng điện tử, ô tô, xe máy…) đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài mà những

giá cả những nguyên liệu này không ngừng tăng cao trong những năm gần đây.

 Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực…

Nếu phân theo nhóm ngành thì khác với các năm trước, giai đoạn này nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 3 ngành có tỷ suất lợi nhuận lớn nhất trong nền kinh tế Việt Nam, trong đó năm 2011 tỷ

suất lợi nhuận của các ngành này đều đạt trên 20%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, chỉ tiêu về lợi nhuận giảm mạnh.

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn này chưa cao, xét ở một góc

độ nào đó, có thể nói khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn có những hạn chế nhất định.Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, tronggiai đoạn này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Việt Nam đã được cải thiện.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai

trò quyết định. Do đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không còn là việc của riêng doanh nghiệp, mà đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, nỗ lực của các tổ chức ngành nghề và

người lao động. Có nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mới nâng cao được năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế và của sản phẩm, người lao động có việc làm, thu nhập, tình hình phát triển kinh

tế - xã hội đất nước ổn định.

3.3.3.2. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Theo các chuyên gia kinh tế, các sản phẩm của Việt Nam hiện nay được chia thành 3 nhóm: (1) nhóm các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu, (2) nhóm các sản phẩm có thể cạnh tranh trong tương lai nhưng hiện vẫn cần được bảo hộ và (3) nhóm các sản phẩm không thể cạnh tranh quốc tế..

Năng lực cnh tranh ca hàng hóa xut khu:

Một nền kinh tế có khảnăng xuất khẩu càng lớn chứng tỏ sức cạnh tranh càng mạnh, thể hiện ở chỉ

29 Việt Nam có tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất (tính theo giá thực tế bằng VND) liên tục

tăng trong các năm qua.Việt Nam tựhào là nước xuất khẩu tăng trưởng nhanh, với nhiều mặt hàng chủ

lực chiếm thứ hạng cao trên thị trường thế giới. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của nước ta

đã tăng từtrên 50% năm 2006 lên đến 70% năm 2011. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn

đến sựtăng lên của chỉ số trên trong giai đoạn này là Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO), một phần do giá cả thế giới tăng mạnh và mặt khác, năng lực sản xuất của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, khảnăng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Trong giai đoạn 2006 – 2011, các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng

hàm lượng giá trị công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy

nhiên, cơ cấu chuyển dịch còn chậm, chưa có tính đột phá, mặt khác, về cơ bản, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa khẳng định được chất lượng vượt trội (Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hầu hết có chất lượng trung bình, không có yếu tố nổi trội so với đối thủ cạnh tranh) và chưa mang lại giá trị gia

tăng cao. Nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào biến động giá của thị trường thế giới nên sự tăng trưởng này còn mang tính bất ổn, thiếu bền vững. trên thực tế, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu ở những nhóm hàng có công nghệ thấp, thâm dụng nhiều lao động và xuất khẩu tài nguyên, nông sản dạng thô.

Nguyên nhân chủ yếu là do các công nghệ mà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đa số là lạc hậu,

năng suất lao động không cao kéo theo sựtăng lên trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, phần lớn hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Riêng nhóm hàng công nghiệp chế

biến vẫn là tình trạng gia công, chưa làm chủ được khâu nguyên liệu đầu vào và tiếp cận được người mua cuối cùng nên giá trị gia tăng thực tế trên một đơn vị sản phẩm không cao.

a) Năng lực cnh tranh của hàng hóa trong nước

Phần lớn các mặt hàng trong nhóm thứ hai và thứ ba của Việt Nam đã được bảo hộ trong một thời

gian dài nhưng cho đến nay, những mặt hàng thuộc hai nhóm này vẫn có chất lượng kém và giá thành cao, không thể cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa và càng không thể cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác trên thị trường thế giới.

Theo một số tổ chức kinh tế quốc tế, tính trung bình, giá thành hàng công nghiệp sản xuất trong

nước của Việt Nam cao hơn 30% – 40% so với giá hàng nước ngoài trên thị trường các nước trong khu vực.

Năm 2008, theo một báo cáo của Bộ Công nghiệp, có rất ít mặt hàng của Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu trên thịtrường trong nước.

30

Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng quy mô cung – cầu của nền kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm nhập khẩu hàng hóa từnước ngoài.

Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động, tỷ trọng hàng Việt được tiêu thụ đã tăng lên rõ rệt, chiếm từ

70% - 90% lượng hàng hóa kinh doanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại,người dân đã bắt đầu quen và ưa

chuộng hàng sản xuất trong nước.

Những năm nàyViệt Nam luôn luôn trong tình trạng nhập siêu, tỷ lệ nhập siêu (NS) năm cao nhất

là 29,1% (2007) và năm thấp nhất là 10,4% (2011).Trong những năm đầu của giai đoạn, nhập siêu còn rất lớn cả về kim ngạch và tỷ lệ nhưng càng về những năm cuối, tình hình nhập siêu càng cải thiện.

Qua đó ta có thể thấy sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước đang được nâng cao rõ rệt.

3.3.3.3. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung

Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm còn chưa cao nên năng lực cạnh tranh trên bình diện quốc gia của Việt Nam cũng không mấy khả quan. Mặc dù ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ

tiết kiệm và đầu tư cao trong GDP, chính sách đối với FDI được cải thiện… đã nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được Diễn đàn

kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá là không ổn định, điều đó thể hiện rõ ở bảng tổng hợp vị trí của Việt

Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 – 2011.

Bảng 13 . Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 – 2011

Năm Số quốc gia

được xếp hạng Vị trí So với năm gần nhất Đứng trên (nước)

2006 125 77 - 3 48 2007 131 68 + 9 63 2008 134 70 - 2 64 2009 133 75 - 5 58 2010 139 59 +16 80 2011 142 65 - 6 77 Nguồn: http://www.chinhphu.vn. (+): lên hạng; (-): xuống hạng

Nhìn lại vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 –

31

Từ năm 2006 đến năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có 3 lần giảm bậc và chỉ tăng bậc năm 2007 (tăng 9 bậc), cả giai đoạn giảm 1 bậc trong khi số quốc gia xếp hạngtăng lên (tăng thêm 8

quốc gia), như vậy, trong thời gian này, năng lực cạnh tranh của Việt Nam không những không được

cải thiện mà còn xấu đi.Tại nhiều tiêu chí trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh của WEF, Việt Nam đứng cuối bảng, đặc biệt là trình độ công nghệ. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của Việt Nam

cũng không được đánh giá cao, Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư là một yếu tố quan trọng khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh.

WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc

gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và

cơ sở hạ tầng hạn chế.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam lên bậc ngoạn mục nhất vào năm 2010 (tăng 16 bậc). Theo các chuyên gia WEF, ưu điểm lớn nhất của Việt Nam trong năm này là những ảnh hưởng tích cực

của chính sách thị trường lao động và việc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh

tế khó khăn nhưng lại giảm mạnh ở ngay năm sau đó (năm 2011 giảm 6 bậc).

Xét cả giai đoạn 2006 - 2011, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 9 bậc.Nhìn chung, năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhờ vào chính sách mở cửa của chính phủ và một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong giai đoạn này, đó là Việt Nam chính

thức gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều rào cản thương mại được rỡ bỏ, nhiều cam kết được thực hiện, các doanh nghiệp trong nước được chuyển giao công nghệ và buộc phải nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, từđó góp phần nâng cao khảnăng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, theo dự báo của WEF thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới.

Kết quả báo cáo của WEF có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng đáng kểđến thu hút FDI của các quốc gia vì các nhà đầu tư thường căn cứ vào kết quả bảng xếp hạng này làm cơ sở cho việc đưa ra

quyết định nên đầu tư vào quốc gia nào. Vì vậy, việc thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam không ổn định, bị dựbáo là có xu hướng giảm xuống sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng gia tăng thu hút

FDI của Việt Nam trong những năm tới.

3.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xã hội

3.3.4.1. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm

Nền kinh tếtăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mới. Cơ cấu lao

32

động có sự chuyển biến rõ rệt: tỷ lệ lao động làm công ăn lương và làm việc trong các doanh nghiệp của chính mình gia tăng trong khi tỷ lệlao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Tỷ lệlao động làm việc trong khu vực tư nhân cũng tăng lên đáng kể.

Trong giai đoạn 2006 – 2011, lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Phân tích số liệu của Tổng cục Thống kê cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011

cho thấy, tổng số việc làm trong nền kinh tếtăng từ 44 triệu lên 50,6 triệu, đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 2,5%/năm. Với lực lượng lao động có tốc độ tăng tương đương việc làm (2,8%/năm), số việc

làm mới của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động.

Về cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên) đang làm việctrong các khu vực kinh tế, có một sự chuyển

dịch đáng kể trong giai đoạn 2006-2011: Số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ

55,4% xuống 48%, công nghiệp và xây dựngtăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ từ 25,3% đến 29,6%. Qua đó ta có thể thấycông nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm và đây có thể được nhìn nhận như là một xu hướng khá tích cực. Ở một góc độ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)