Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến môi trường và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 46 - 49)

4. Hình Tăng trưởng các thành phần kinht ế, 2006 – 2011

3.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến môi trường và

tài nguyên

Trong thời gian qua, do chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, ít chú ý tới bảo vệmôi trường nên hiện

tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên ô nhiễm môi trường và mất cân đối các hệsinh thái đang diễn ra phổ biến.

a. Chất thải và ô nhiễm môi trường sinh thái

Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng, chưa ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Sự xuống cấp của môi trường không những ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững, đến tăng trưởng kinh tếvà môi trường sống mà còn

đòi hỏi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để phòng chống và khắc phục sự xuống cấp đó.

Theo báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường công nghiệp, các ngành công nghiệp Việt Nam có mức phát thải cao so với quy mô. Kết quả đánh giá cho thấy mặc dù mức độ ô nhiễm môi trường thay

đổi theo từng ngành công nghiệp, nhưng tốc độ rất đáng lo ngại. Theo kết quả trên thì các ngành: luyện kim, thuộc da, dệt nhuộm, khai khoáng và nhiệt điện là những ngành gây ô nhiễm môi trường lớn nhất.

Đây là một kết quả đáng quan tâm, nó cho ta thấy rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đúng đắn

nhưng việc theo đuổi muc tiêu tăng trưởng về sốlượng như hiện nay đã và đang gây ra các thiệt hại to lớn vềmôi trường.

b. Khai thác cạn kiệt và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên

Do chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, ít quan tâm tới bảo vệ, khai thác và sử dụng hơp lý tài nguyên thiên nhiên nên hiện tượng khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên gây nên suy thoái

37

môi trường, làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến Những tiềm ẩn này đang bắt đầu bộc lộ mà bằng chứng là những trận lũ lớn thường xảy ra hằng năm ở miền Trung và Nam Bộ. Hạn hán cũng đe dọa tới cuộc sống của người dân các tỉnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Chỉ riêng trong ngành công nghiệp, công nghệ lạc hậu, yếu kém là một trong những nguyên nhân gây hao phí và thất thoát tài nguyên. Xét trên góc độmôi trường, các ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay có chi phí tài nguyên rất lớn.

Mức độ sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, rõ rang nhất nhất là ngành bia. Trên thế giới, để sản xuất 1 lít bia trung bình sử dụng khoảng 4 lít nước, trong khi đó ở Việt Nam, hệ số sử dụng nước trên một đơn vị sẩn phẩm cao gấp 3 lần, đạt mức 13 lít nước trên 1 lít bia. Các ngành dệt và giấy cũng là hai ngành sử dụng nhiều nước trong sản xuất, gây lãng phí, tiêu hao nước lớn.

Bng 17. Ch tiêu thc tế tiêu hao năng lượng ca mt s ngành công nghip Vit Nam, 2006 – 2010.

Ngành Mức độtiêu hao năng lượng( than, điện, khí) trên 1 đơn vị sản phẩm

Giấy 1 200kwh và 1500 kg than/ 1 tấn giấy

Thép

700 000 kwh/ 1 tấn thép thỏi 25 kwh/ 1 tấn gang tinh luyện

3 400 kwh/ 1 tấn Fero 27,5 kwh/ 1 tấn than cốc luyện

145 kwh/ 1 tấn thép cán 177 kwh/ 1 tấn sản phẩm sau cán

Hóa chất

Tiêu hao cho 1 tấn Urea 46% Than cục lò cao 0,83 tấn Than cám cho sấy nghiền 0,6 tấn

Điện tiêu thụ 187 kwh Tiêu hao cho 1 tấn NH3

Than cục Antraxit 1,4 tấn

Điện tiêu thụ 1390 kwh

Rượu 0,02 kwh + 0,24 kg than + 0,69 kg dầu FO/ 1 lít rượu công nghiệp

6 kg than/ 1 lít rượu nấu

Bia 0,12 kg than và 6,3 kwh/ 1 lít bia

Nguồn: http://www.moi.gov.com.

Một bức tranh tương tự cũng quan sát thấy ở ngành tiêu thụđiện năng. Các ngành công nghiệp của chúng ta phải sử dụng đến nhiều năng lượng với mức độ lớn cho sản xuất , đặc biệt là ngành công nghiệp thép và hóa chất tiêu hao một lượng điện năng rất lớn.

38 Các số liệu so sánh của Nhật Bản trong ngành thép cho thấy công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế liệu, điện và điện cực đều

quá cao, đặc biệt tiêu thụ điện năng bằng 257% so với các nước khác trong khi công đoạn cán tốc độ

chỉ bằng 12,7% tốc độ cán của các nhà máy trên thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đang lãng phí một lượng rất lớn nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Bng 18. Độ che ph rng Vit Nam, 2008- 2011( Đơn vị: %).

Năm 2008 2009 2010 2011

Độ che phủ rừng 38,7 39,1 39,5 40

Nguồn: Baodientu.chinhphu.vn

Bng 19. Din tích rng b hy hoại hàng năm ở Vit Nam, 2007- 2011( Đơn vị: ha).

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích rừng bị cháy 4739,72 1549,74 1557,20 5668,61 1744,98 Diện tích rừng bị chặt phá 3171,48 6344,22 4145,76 3494,3 4373,34

Nguồn: http://www.kiemlam.org.vn

Mặc dù độ che phủ rừng liên tục tăng qua các năm( từ 38,7% năm 2008 lên 40% năm 2011), tuy

nhiên diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá hằng năm vẫn còn chiếm một số lượng lớn. Con người chặt phá rừng để làm nương, rẫy, phục vụ sản xuất… Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế là sự mở

rộng diện tích rừng bị chặt phá, khai thác bừa bãi.

Tốc độ hủy diệt rừng trong thời bình cho mục tiêu kinh tế còn nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với sự tàn phá của chiến tranh. Sau năm 1990, cùng với chính sách đóng cửa rừng, độ che phủ rừng có chiều hướng tăng lên đạt ngưỡng cân bằng sinh thái, nhưng chất lượng rừng lại có xu hướng giảm sút nghiêm trọng. Tỷ lệ rừng nghèo gia tăng, rừng trung bình và rừng giàu giảm sút nhanh.

Hậu quả của việc chặt phá rừng quá mức, bừa bãi đã hiện hữu nngay trước mắt chúng ta, đó là

thiên tai, hạn hán, lũ lụt liên tục xảy ra và khó dự đoán trước trong những năm gần đây. Nó gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng, phá hoại mùa màng của người nông dân, gây thiệt hại lớn về người và của. Đây là một cái giá quá đắt phải trả do sựtàn phá môi trường do hoạt độ ng kinh tế gây ra.

39

CHƯƠNG IV

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011 pot (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)