4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) cĩ diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đĩ loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Nguồn nước được lấy từ hai nguồn chính là từ sơng Mê Kơng và nước mưa. Sơng Mê Kơng chảy qua vùng ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Vùng ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 03 - 04 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng và là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuơi trồng thuỷ sản đặc biệt là bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt. Với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi và cây lúa là cây trồng chủ lực với sản phẩm chuyên mơn hố cao nhất vùng đã đưa vùng ĐBSCL thành vùng nguyên liệu chính, là vựa lúa của cả nước, đĩng gĩp phần lớn vào việc cung ứng nhu cầu trong nước và chiếm hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Ở ngay trung tâm ĐBSCL, thành phố Cần Thơ cĩ vị trí vơ cùng thuận lợi cho sản xuất lẫn kinh doanh lương thực. Thành phố 1,12 triệu dân với diện tích 138.960 ha này là đầu mối giao thơng đường bộ và đường thuỷ quan trọng nối liền các tỉnh
ĐBSCL. Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sơng Hậu, một bộ phận của sơng Mê Kơng chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu cĩ trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) cĩ thểđi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng bởi đã cĩ hẳn 03 cảng: Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nĩc, Cảng Cái Cui sẽ
là cảng biển quốc tế tại Cần Thơ trong thời gian khơng xa. Vềđường bộ, Thành phố
Cần Thơ cĩ các đường liên tỉnh:
• Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi Thái Lan
• Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang
• Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long như Sĩc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Về đường hàng khơng, Cần Thơ cĩ Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực
đồng bằng sơng Cửu Long. Sân bay hiện đã hồn thành cơng việc cải tạo, chính thức
đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009. Quý 4 năm 2010, Cần Thơ sẽ cĩ Sân bay quốc tế Cần Thơ.
Đây là lợi thế đối với Cơng ty khi cĩ trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ. Nằm bên bờ sơng Hậu hiền hịa, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km, cạnh Quốc lộ 91, Cơng ty cĩ thể thu mua lúa, gạo nguyên liệu từ huyện xã của thành phố, từ các tỉnh ĐBSCL và vận chuyển về các xí nghiệp của Cơng ty một cách dễ
dàng theo cảđường bộ và đường thủy.
4.2.1.2. Các yếu tố văn hĩa – xã hội, dân số
Văn hố, xã hội và tình hình dân số trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các ngành nĩi chung và của doanh nghiệp ngành chế biến, kinh doanh, xuất khẩu gạo nĩi riêng. Đặc biệt dân số cĩ ảnh hưởng đến nguồn lao động và sản lượng tiêu thụ của ngành.
Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các thời kỳ như sau:
- Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm; - Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm; - Riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm.
Như vậy, mặc dù tốc độ tăng dân sốđã giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng về quy mơ tuyệt đối hàng năm vẫn cịn tăng trên dưới 1 triệu người, bằng với quy mơ dân số trung bình của một tỉnh.
Với tốc độ tăng dân số này thì nhu cầu lương thực trong nước cũng sẽ tăng lên. Thêm vào đĩ, các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lương thực chưa chú trọng đến phát triển thị trường nội địa. Đặc biệt với ngành gạo thì khoản trống thị trường nội
địa càng lớn hơn, bởi đa số các doanh nghiệp trong nước và ở ĐBSCL nĩi riêng chạy đua xuất khẩu mà bỏ quên thị trường béo bỡ hơn 86 triệu dân. Do đĩ, Cơng ty cần nắm bắt cơ hội này nhằm phát triển thương hiệu gạo trên thị trường nội địa để
người dân của một nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới khơng phải tiêu dùng gạo cĩ phẩm cấp thấp hơn các nước bạn hàng nhập khẩu gạo của mình.
4.2.1.3. Các yếu tố kinh tế
a. Thu nhập bình quân đầu người:
Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng tăng, theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, thu nhập bình quân năm 2008 (960 USD/người/năm) tăng 51,1% so với năm 2005 (635 USD/người/năm), phấn đấu đến 2010 nước ta đạt thu nhập bình quân 1.100 USD/ người/ năm. Thu nhập tăng, mức sống và mức chi tiêu của người dân cũng tăng theo. Trước đây, người dân sử dụng gạo như loại lương thực giúp no bụng là chính, phẩm chất và chất lượng là phần phụ, số lượng mới quan trọng. Nay, quan điểm đĩ đã thay đổi, gạo khơng chỉ đơn giản là lương thực chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Đa số người tiêu dùng gạo thích những sản phẩm gạo chất lượng cao, thơm, ngon, dẻo hạt,… dù cĩ đắt hơn trước đây. Những
thay đổi này cĩ thể mang đến cho Lương thực Sơng Hậu những cơ hội kinh doanh mới ngay trên sân nhà.
b. Chính sách tiền tệ
Sau thời gian áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng lên, cĩ lúc trên 20%/năm) để giảm bớt lạm phát và hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008. Tuy nhiên, cũng cĩ những thiệt hại nhất định đối với nền kinh tế nước nhà. Hiện tại, năm 2009, nền kinh tế đã cĩ nhiều khả quan hơn. Chính phủ Việt Nam đang cĩ những biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước phục hồi hoạt
động sản xuất sau những ảnh hưởng của khủng hoảng. Theo đĩ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cĩ kế hoạch chỉ đạo các ngân hàng thương mại lớn chủ động cân
đối, bảo đảm nguồn vốn ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, áp dụng kịp thời cơ chế hỗ trợ 4% lãi suất vay kinh doanh theo quy định hiện hành của Thủ tướng trong năm 2009.
Đây là một thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam nĩi chung, Cơng ty Lương thực Sơng Hậu nĩi riêng. Vì một phần nguồn vốn hoạt động của Cơng ty Lương thực Sơng Hậu là từ vốn vay của các ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ
(ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Trà Nĩc, ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, ngân hàng Techcombank, ngân hàng Cổ phần Quân Đội, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu). Đây cũng là cơ hội tốt để Cơng ty phát triển và mở rộng nhanh việc sản xuất nhằm tăng được thị phần, thị trường cũng như mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu mới
c. Hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng:
Các liên kết kinh tế đa phương và song phương được mở rộng, đưa nước ta nhanh chĩng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đa phương hố và đa dạng hố các mối quan hệ với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức tài chính quốc tế.
Những mặt nổi trội của trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại là mở rộng thị trường xuất khẩu ra khu vực thế giới, gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, bình thường hố quan hệ với Mỹ và kí Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập WTO, … Vị trí và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
d. Chính sách tỷ giá hối đối:
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước cơ bản sử dụng tỷ giá so sánh giữa USD và VND làm căn cứ thanh tốn. Do đĩ, trong những năm đầu sau gia nhập WTO Việt Nam cần cĩ chính sách tỷ giá hợp lý và thích ứng cao nhằm tiến tới thả nổi tỷ giá đồng Việt Nam. Nhưng trước mắt Việt Nam vẫn áp dụng tỷ giá linh hoạt cĩ sự quản lý của Nhà nước. Theo chính sách này, Nhà nước sẽđiều tiết tỷ giá
ở mức ổn định đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
4.2.1.4. Các yếu tố chính trị, pháp luật và Chính phủ
Chính trị lẫn hệ thống luật pháp cĩ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
a. Chính trị Việt Nam ổn định:
So với các nước trên thế giới thì tình hình chính trị Việt Nam tương đối ổn
định. Bình ổn chính trị cĩ ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Vì chính trị ổn định đảm bảo mơi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế
phát triển, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngồi nước. Cũng chính nhờ thế mạnh này đã giúp cho mối quan hệ, giao lưu kinh tế - văn hĩa với các nước trên thế giới gặp nhiều thuận lợi gĩp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tếđất nước, đưa nước ta lên vị trí ngang bằng với các nước.
b. Hệ thống pháp luật ngày càng hồn chỉnh
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới cần cĩ những thay đổi nhất định để thích nghi với mơi trường mới. Đối với hệ thống pháp luật, Nhà nước đang cĩ những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các điều luật cũ và xây dựng các điều luật mới cho phù hợp với nhu cầu mở rộng hợp tác giao lưu trong khu vực và thế giới. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang từng bước hồn thiện gĩp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an tồn xã hội, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước hoạt động.
c. Các chính sách của Nhà nước cĩ liên quan đến hoạt động của ngành
Các chính sách ưu đãi
Đối với nơng dân:
• Miễn thuế sử dụng đất nơng nghiệp đến hết năm 2010. • Cho vay vốn để sản xuất với lãi suất ưu đãi.
• Áp dụng bán giá điện thấp cho sản xuất nơng nghiệp.
• Hàng năm, trích ngân sách nhà nước, quỹ tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh tế - xã hội và thu của nơng dân một phần giá trị sản phẩm tăng thêm do áp dụng khuyến nơng để bổ sung vào quỹ hoạt động khuyến nơng. Mục
đích của hoạt động khuyến nơng là hỗ trợ kiến thức cho nơng dân về kỹ thuật gieo trồng, cách chăm sĩc, phịng và chữa trị các dịch hại…
Đối doanh nghiệp:
• Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. • Áp dụng thuế xuất khẩu 0% đối với các mặt hàng nơng sản. • Chi hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Chính sách đối ngoại
Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách tính trên kim ngạch xuất khẩu
để hổ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm mục tiêu:
- Nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu và thâm nhập mở rộng thị
trường xuất khẩu.
Đối với những thị trường cĩ sự can thiệp hoặc cĩ sự thoả thuận của Chính phủ thì Bộ Thương Mại sẽ chỉ định doanh nghiệp thực hiện và chỉđạo giao dịch với các đối tác được cơ quan Chính phủ mua hàng chỉ định. Đồng thời, phân giao số
lượng gạo xuất khẩu thuộc hợp đồng chính phủ cho các tỉnh trên cơ sở sản lượng lúa hàng hố của địa phương để Chủ tịch UBND các Tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp thuộc Tỉnh thực hiện. Ngồi các hợp đồng Chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng được giao dịch với các đối tác khác.
Tất cả các chính sách trên đã được Chính phủ thực hiện tương đối đồng bộ
nhằm hỗ trợ nhiều mặt cho nơng dân phát triển sản xuất, tạo điều kiện giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nơng nghiệp.
4.2.1.5. Các yếu tố khoa học - cơng nghệ
Việc áp dụng thành tựu khoa học cơng nghệ là một trong những yếu tố quan trọng gĩp phần thúc đẩy nơng nghiệp Việt Nam tăng trưởng trong những năm gần
đây. Trong quá trình sản xuất, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, gĩp phần tăng năng suất và chất lượng nơng sản, như: kỹ thuật sạ hàng giúp tiết kiệm 40% - 60% số hạt giống Tổ chức bĩn phân theo bảng so màu, giúp tiết kiệm 15-20% lượng phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, gĩp phần bảo vệ sức khỏe người lao động và cịn nhiều những kỹ thuật khác đang được đưa vào ứng dụng. Bên cạnh đĩ nhiều giống lúa chất lượng được xác nhận và ứng dụng vào sản xuất nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận từ 10% trước đây lên 19% ở ĐBSCL và hơn 30% ở ĐBSH. Những tiến bộ trên đã mở ra triển vọng mới cho ngành sản xuất xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trong điều kiện tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nơng nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nơng dân để họ ứng dụng ngay trên mảnh ruộng nhà mình.
Bên cạnh đĩ, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam càng cĩ nhiều cơ hội tiếp cận, chuyển giao các cơng nghệ tiên tiến trong việc chế biến gạo từ các nước thành viên khác. Những cơng nghệ xử lý độ ẩm, xay xát, lau bĩng xuất khẩu sẽ giúp giảm chi phí trung gian, giảm giá thành gạo xuất khẩu, giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cĩ cơ hội làm gia tăng giá trị của gạo trước khi xuất khẩu, nâng cao giá bán và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thế
giới.