Qua phân tích ma trận SWOT, ta có được các chiến lược sau đây. Chiến lược 1: thâm nhập thịtrường (S-O) :
Thực hiện chiến lược này công ty sẽ khai thác tối đa các điểm mạnh như :
năng lực quản trị của cấp lãnh đạo cao, chuyên chế biến cá tra, basa, giá sản phẩm cá tra, basa cạnh tranh ca, phương tiện sản xuất và công nghệ chế biến hiện
đại đạt tiêu chuẩn, vùng nguyên liệu ổn định của công ty để tận dụng các cơ hội
như : xu hướng dùng thủy sản giá rẻở thị trường Mỹ, xu hướng dùng thủy sản
an toàn hơn, giá nhập khẩu của Mỹ cao hơn các thị trường khác, chính sách khuyến khích sx của nhà nước, ngành sản xuất cá Nheo bị thu hẹp nhiều để tăng
sản lượng xuất khẩu vào thịtrường Mỹ. Nhằm mở rộng thị phần và tồn tại lâu dài tại thịtrường này hơn nữa.
Chiến lược 2: phát triển sản phẩm (S-T) :
Thực hiện chiến lược này, công ty sẽ tậ dụng các điểm mạnh như :năng lực quản trị của cấp lãnh đạo cao, phương tiện sản xuất và công nghệ chế biến hiện
đại đạt tiêu chuẩn, vùng nguyên liệu ổn định của công ty để hạn các thách thức
như : Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều, cạnh tranh mạnh về giá do kinh tế suy thoái. Nhằm từng bước giới thiệu thêm các sản phẩm hiện có của công ty làm từ
cá Tra, cá Basa bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá Tra, cá Basa phi lê hiện nay. Một mặt, đáp ứng tốt hơn về nhu cầu đa dạng của thị trường trên nền tảng người
tiêu dùng ưa chuộng cá Tra, cá Basa của công ty, mặt khác sẽ hạn chế bớt lượng
đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược 3 : Chiến lược phát triển vềphía trước (W-O)
Điểm yếu hiện nay không chỉ cuả riêng công ty mà của chung ngành chế
biến khi xuất khẩu ở thịtrường Mỹ hiện nay là chưa xây dựng được thương hiệu riêng và mối quan hệ với các nhà phân phối còn hạn chế so với các đối thủnhư
Trung Quốc, Thái Lan. Với chiến lược này, công ty sẽ tận dụng các cơ hội như :
xu hướng dùng thủy sản cá tăng cao ở Mỹ, chính sách khuyến khích của nhà
nước, sự tụt dốc ngành cá Nheo đểtăng quyền kiểm soát hay xây dựng thêm mối quan hệ với các nhà phân phối Mỹ
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo Page 56
Chiến lược 4 : Chiến lược kết hợp về phía sau (S-T)
Hiện nay, nguyên nhân quan trọng làm giảm mức độ cạnh tranh của các công ty xuất khẩu Việt Nam là nguồn nguyên liệu đầu vào. Với chiến lược này, công ty sẽ tận dụng các điểm mạnh như : năng lực quản trị của cấp lãnh đạo cao, chuyên chế biến cá tra, basa để hạn chế các thách thức như : Số lượng đối thủ
cạnh tranh nhiều, cạnh tranh mạnh về giá do kinh tế suy thoái, giá nguyên liệu
luôn tăng. Nhằm tăng quyền kiểm soát cuảcông ty đối với nguồn nguyên liệu lên nữa. Bởi kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, công ty sẽ chủ động rất nhiều về giá bán ra.
Chiến lược 5 : Chiến lược suy giảm (thu hẹp) (W-T)
Do công ty vẫn còn một số hạn chếchưa được khắc phục như : công tác xây dựng chiến lược phát triển thịtrường lớn còn hạn chế, thương hiệu chưa có, chưa
xây dựng được mối quan hệ với nhà phân phối Mỹ. công ty bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng khi các hạn chế này chưa được giải quyết đã gặp phải các thách thức lớn như: số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều, đạo luật Farm Bill 2008 của Mỹ, nhu cầu nhập khẩu thực phẩm của Mỹ có thể giảm
Với chiến lược này, công ty sẽ phải thu hẹp xuất khẩu ở thị trường Mỹ
nhằm giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra và tạo điều kiện để công ty từng bước hoàn thiện các điểm hạn chế của mình cũng như có thời gian nghiên cứu hơn về thị trường này, đến khi công ty có đủ điều kiện hơn sẽ trở lại thâm nhập thị trường này.
Chiến lược 6 : Chiến lược suy giảm (chỉnh đốn) (W-O)
Với chiến lược này công ty sẽ tập trung giải quyết tốt hệ thống bảo quản hàng tồn kho đồng thời từng bước đầu tư thêm cho hệ thống vận chuyển để tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm tạo vị thế cạnh tranh so với các đối thủ. Song song đó, công ty sẽ triển khai xây dựng bộ phận chuyên xây dựng chiến lược cho công ty. Bộ phận này sẽ giúp cho công ty có tầm nhìn vững chắc hơn. Sự chỉnh đốn này sẽ giúp cho công ty có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai. Khi đó công ty có thể thâm nhập trở lại thịtrường Mỹ .