Tình hình thu mua nguyên liệu cá tra, basa

Một phần của tài liệu Luận văn - Xây dựng một số chiến lược xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang thị trường Mỹ cho công ty TNHH TS Thiên Mã (Trang 27 - 29)

Hiện tại, công ty đang tự cung cấp khoảng hơn 40% cá nguyên liệu từ

các nguồn như: vùng nuôi riêng của công ty (ở quận Ômôn chiếm 45%), vùng nuôi hộ gia đình được công ty bao tiêu (tỉnh Hậu Giang chiếm 65%) . Khoảng

60% số cá nguyên liệu còn lại được công ty dựa vào tình hình nuôi mà triển khai

thu mua từ các nhà phân phối ở các vùng nuôi lớn như: Đồng Tháp, Cần Thơ và

An Giang….

Trong trường hợp, nguồn cá nguyên liệu thiếu trầm trọng, công ty sẽ

triển khai kế hoạch mua lại cá bán thành phẩm từ các công ty chế biến khác hoặc

nhập cá nguyên liệu từ các nước như: Campuchia, Thái Lan, Philippin…

b) Sản lượng của vùng ĐBSCL và sản lượng thu mua của công ty

Để chế biến cá tra, basa phi lê xuất khẩu đạt chuẩn, thì công ty phải chịu

tỉ lệ phụ phẩm lên đến 60-70% cá nguyên liệu. Do đó, công ty cần rất lớn lượng

cá nguyên liệu cho sản xuất. Trung bình mỗi năm hơn 20,000 tấn cá nguyên liệu.

Bảng 2: Sản lượng cá tra, basa nguyên liệu thu mua của công ty và của toàn vùng ĐBSCL

SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo Page 24

Bảng 2: Sản lượng cá tra, basa nguyên liệu thu mua của công ty và của toàn vùng ĐBSCL

(đvt: Ngàn Tấn)

( Nguồn: tổng hợp từ Tạp chí thủy sản và báo cáo thu mua của công ty TS Thiên Mã )

Biểu đồ 1: Sản lượng cá tra, basa nguyên liệu thu mua của công ty và của toàn vùng ĐBSCL 412 1,300 830 42 1,200 47 29 16 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1997 2005 2006 2007 2008 Ngàn tấn

Sản lượng ĐBSCL Sản lượng thu mua

( Nguồn: tổng hợp từ Tạp chí thủy sản và báo cáo thu mua của công ty TS Thiên Mã )

Nhận Xét:

Qua bảng 2 và biểu đồ 1, ta thấy được sản lượng cá nguyên liệu của vùng

ĐBSCL luôn tăng. Năm 2006 sản lượng tăng hơn 19 lần so với năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu. Những năm sau, sản lượng cá đều tăng mạnh, cụ thể là năm

2006 sản lượng tăng gấp 2 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006 . Nhưng đến năm 2008, sản lượng chỉ tăng nhẹ so với năm 2007,

do tình hình nuôi bị biến động mạnh bởi nhiều nguyên nhân: tâm lý người nuôi,

chi phí nuôi, giá bán...Nhưng nhìn chung, sản lượng thu mua chiếm tỉ lệ rất nhỏ

so với nguồn cá nguyên liệu của Vùng, nên nguồn cung cho công ty luôn dồi dào. Vấn đề đáng quan tâm đến là tính kịp thời của nguồn cung, bởi sản lượng của vùng trong những năm qua tuy rất lớn, nhưng thường bị tình trạng dư thừa hay

Năm 1997 2005 2006 2007 2008

Sản lượng ĐBSCL 42 412 830 1,200 1,300

SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo Page 25 thiếu hụt so với nhu cầu thu mua của công ty và ngành chế biến. Kết quả là vào những tháng cuối năm 2008, khi người nuôi tự do dần thu hẹp diện tích nuôi làm sản lượng giảm, mà nhu cầu xuất khẩu tăng vượt mức, công ty đã phải nhập cá nguyên liệu bán thành phẩm từ Campuchia và Thái Lan về cho kịp tiến độ hợp

đồng.

Dự kiến trong các năm sắp tới, để đảm bảo nguồn cung mang tính kịp thời

hơn cũng như không bị ảnh hưởng bởi tâm lý người nuôi, công ty sẽ tăng khả năng tự cung cấp cá nguyên liệu của công ty lên 60% so với 40% như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn - Xây dựng một số chiến lược xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang thị trường Mỹ cho công ty TNHH TS Thiên Mã (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)