Các loại hình mỏ công nghiệp chủ yếu của W, Mo

Một phần của tài liệu GIAO TRINH TNKS_FINAL (Trang 40 - 42)

1. Vonfram: Vonfram gặp trong các mỏ skarno, nhiệt dịch và sa khoáng nhƣng quan trọng nhất là mỏ skarno và nhiệt dịch.

35

Thân quặng seelit thƣờng nằm trong đới tiếp xúc giữa đ{ x}m nhập granitoid v| đ{ carbonat. Mỏ có quy mô từ vừa đến lớn, hơn 50% trữ lƣợng quặng W thăm dò trên thế giới thuộc loại hình skarno. Seelit liên quan tới skarno granat pyroxen. Các khoáng vật này phân bố đều trong đ{ silicat cũng nhƣ tạo thành các ổ lấp đầy khe nứt. Cùng với chúng có thạch anh và sulfur: pyrotin, molipdenit, sfalerit, galenit, chancopyrit, pyrit. H|m lƣợng trung bình WO3 trong giới hạn 0,3 - 0,5 đến 2%.

b.Mỏ nhiệt dịch

Mỏ khí hoá nhiệt dịch nhiệt độ cao

Liên quan với granit axit ở dạng mạch thạch anh - vonframit với sƣ ph{t triển quá trình greizen hoá mạnh. Khoáng vật quặng chính l| vonframit, ít hơn có hupnerit, thứ yếu là casiterit, molipdenit, seelit, bismutin, arsenpyrit, pyrit và các sulfur khác.

Khoáng vật mạch có tuamalin, thạch anh; thứ yếu topa, berin, fluorit, felspat.

Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp

Thuộc thành hệ seelitfecberit - stibnit liên quan với đ{ phun tr|o andezit - daxit, riolit, granit pocfia nằm gần mặt đất. Thành phần khoáng vật bao gồm fecberit, seelit, stibnit, thạch anh (canxedoan), đôi khi co cinaba, telua, v|ng, bạc.

1. 3/ Mỏ sa khoáng:

Loại mỏ này rất ít phổ biến song quy mô thƣờng nhỏ, hình thành do quá trình phong hoá các mỏ đ{ gốc nêu trên (cung cấp gần 75% sản xuất tinh quặng W thế giới). Ở nƣớc ta sa khoáng vonfram gặp ở Tĩnh Túc (Cao Bằng) đƣợc khai thác cùng với casiterit.

2. Molipden: Về nguồn gốc mỏ molipden gặp trong 3 loại hình sau: Skarno, nhiệt dịch nhiệt độ cao và nhiệt dịch nhiệt độ trung bình.

a. Mỏ molipden skarno

Loại hình định vị ở nơi tiếp xúc giữa granit axit và granitdiorit với c{c đ{ vôi và dolomit. Khoáng vật quặng chính là seelit có dạng hạt phân tán và những mạch nhỏ thạch anh với molipdenit, bismtin, chancopyrit. Molipdenit thành tạo sau các khoáng vật tạo đ{ skarno đi cùng với thạch anh xuyên cắt qua skarno. H|m lƣợng quặng Mo: 0,1 - 0,2%; WO3: 0,5 - 1%; Bi: 0,2%. Giá trị công nghiệp đƣợc xếp ở hàng thứ yếu.

36

b. Mỏ molipden nhiệt dịch nhiệt độ cao

Ở dạng mạch thạch anh - molipdenit thƣờng đi cùng với vonfram, casiterit, bismutin cũng nhƣ greizen chứa Mo liên quan với granit axit. H|m lƣợng molipden trong quặng cao (1% hoặc lớn hơn), tuy nhiên trữ lƣợng có giới hạn, ý nghĩa công nghiệp ở hàng thứ yếu. Các mỏ kiểu này phổ biến rộng rãi ở nƣớc ta nhƣ Sapa, núi Sam, vùng Bảy Núi, núi Sập, Bà Rịa, Long Khánh, Hàm Tân, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Cam Ranh, Đèo Cả.

c. Các mỏ nhiệt dịch nhiệt độ trung bình Mo và Cu - Mo

Kiểu khoáng hoá Mo - Cu: Mạch quặng nằm trực tiếp trong c{c đ{ granit biotit, granit biotit có hornblend, granitdiorit. Thành phần chủ yếu là thạch anh, plagiocla (oligocla, andezin), felspat K, biotit và một ít hornblend; khoáng vật phụ gốm có apatit, zircon, sfen.

Khoáng hoá Cu - Mo biểu hiện ở các dạng: Mạch thạch anh - felspat có molipdenit tinh thể hoa hồng và những mạch nhỏ thạch anh - molipdenit vảy nhỏ trong granit; mạch thạch anh - chancopyrit (có chiều dày 5 - 10cm) xuyên cắt qua granit. Khoáng vật chủ yếu là molipdenit, chancopyrit; thứ yếu có pyrit, sfalerit, galenit, bismutin, pyrotin, arsenopyrit, ilmenit, rutin, sfen và casiterit.

Tập hợp khoáng vật trên tạo th|nh 2 giai đoạn:

- Giai đoạn thạch anh felspat - molipdenit: tạo quặng Mo.

- Giai đoạn thạch anh - chancopyrit: tạo quặng Cu. Đ{ v}y quanh bị biến đổi mạnh (Xerixit hoá, clorit hoá).

Một phần của tài liệu GIAO TRINH TNKS_FINAL (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)