Các loại hình mỏ công nghiệp chủ yếu của Mn

Một phần của tài liệu GIAO TRINH TNKS_FINAL (Trang 33 - 34)

1. Mỏ Mn skarno

Thân quặng thƣờng có dạng bƣớu, ở, vỉa nằm trong đới tiếp xúc giữa granitoid với đ{ carbonat. Quặng gồm các khoáng vật haumanit, braunit, rodonit, manhetit cộng sinh với pyroxen, granat, epidot, đôi khi gặp một ít sulfur Cu, Zn. Kiểu mỏ này ít phổ biến, ý nghĩa công nghiệp nhỏ.

2. Mỏ Mn nhiệt dịch

Thuộc thành hệ carbonat Mn có liên quan với đ{ x}m nhập axit và hoạt động núi lửa. Mỏ thành tạo trong điều kiện nhiệt độ từ trung bình đến thấp.

- Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ trung bình:

Thân quặng ở dạng mạch, vỉa thay thế trao đổi với dung dịch nhiệt dịch. Thành phần khoáng vật gồm rodocrozit, rodonit, braunit, haumanit, pyroluzit, psilomelan, manhetit, pyrit và một số sulfur, thạch anh, barit.

- Mỏ nhiệt dịch nhiệt độ thấp:

Thân quặng có dạng mạch nhỏ, dạng ở. Thành phần khoáng vật gồm pyroluzit, psilomelan và các khoáng vật cancit, barit, canxedoan.

3. Mỏ Mn trầm tích: Gồm có 2 loại: - Mỏ Mn trầm tích biển

Sự tích tụ mangan xảy ra ở đới ven bờ, cùng với trầm tích silic, đ{ vôi chứa silic có câu tạo trứng cá.

Thân quặng dạng vỉa, thấu kính phân bố rộng. Gần bờ quặng oxyt (pyroluzit, psilomelan) biến đổi sang manganit, tiếp theo là carbonat. Quặng carbonat Mn thành tạo ở độ s}u hơn, thƣờng chứa các tạp chất có hại cao (P, S, SiO2) v| h|m lƣợng Mn thấp, ít vƣợt quá 15%. Quy mô mỏ thƣờng lớn và rất lớn.

Ví dụ: Mỏ Mn Tốc Tác - Cao Bằng. - Mỏ Mn trầm tích ao hồ, đầm lầy

Hydroxit Mn cộng sinh với hydroxit Fe tạo thành những kết hạch hydroxit Fe - Mn. Quy mô nhỏ, ít có giá trị công nghiệp.

28

4. Mỏ Mn biến chất

Hình thành từ mỏ Mn trầm tích bị quá trình biến chất khu vực t{c động, bị khử nƣớc các khoáng vật hydroxit Mn biến thành haumanit, braunit; hydroxit Fe biến thành manhetit, hematit; Opan biến thành thạch anh, canxedoan. Quặng trở nên đặc xít, kiến trúc hạt biến tinh, h|m lƣợng Mn tăng cao.

Khi bị biến chất cao các oxit nguyên sinh của Mn chuyển thành silicat Mn: rodonit, butamit, granat Mn. H|m lƣợng Mn giảm làm mất giá trị sử dụng trong luyện kim nhƣng có thể sử dụng l|m đ{ ốp lát.

Ngoài các loại hình mỏ nêu trên còn có thể gặp mỏ mũ Mn ph{t triển trên các mỏ Mn trong đới phong hoá và mỏ Mn thấm đọng. Quy mô và giá trị công nghiệp không đ{ng kể.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH TNKS_FINAL (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)