Áp lực phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu TBTN FINAL (Trang 47 - 50)

43

Hoạt động kinh tế, mở rộng ra là kinh tế - xã hội của con người, là hành vi tất yếu, mang tính phổ biến, ng|y c|ng đa dạng, phát triển song hành với sự phát triển cuộc sống con người. Mục đích của các hoạt động kinh tế - xã hội của con người đương nhiên phục vụ lợi ích của mình v| luôn t{c động đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Trình độ khoa học kỹ thuật càng cao những t{c động n|y c|ng đa dạng, càng sâu sắc, và nếu con người không biết tự kiềm chế, điều tiết, chạy nghịch quy luật môi trường, không biết trước ngưỡng tới hạn chuyển từ tai biến tiềm năng sang sự cố môi trường hoặc hiểm họa môi trường, nghĩa l| đẩy nhanh, tạo áp lực gia tăng nguy cơ TBMT, hậu quả tồi tệ về lâu dài là không lường được và tất yếu.

Dưới đ}y, ta sẽ điểm qua một số loại hình hoạt động kinh tế của con người, m| t{c động của chúng thường tạo áp lực tăng nguy cơ TBMT tự nhiên:

(1)Canh tác nông nghiệp, khai hoang, khai phá rừng

- Gia tăng xói mòn đất, đặc biệt ở c{c địa hình đồi, núi, có sườn nghiêng.

- Gây ngập, lụt. lũ, lũ quét, úng cho c{c vùng thấp liên quan.

- Sử dụng hóa chất diệt các hệ sinh vật trong môi trường đất, gây ô nhiễm đất.

- Khai phá rừng còn l|m thay đổi vi khí hậu, gia tăng qu{ trình sa mạc hóa v.v<

(2)Đ{nh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản

- Đ{nh bắt thủy, hải sản không biết giới hạn, kiềm chế, đảm bảo nguồn phát triển lâu dài, sẽ dẫn đến suy thoái, cạn kiệt nguồn.

- Đ{nh bắt bằng chất nổ, hóa chất gây mê, chạy theo lợi trước mắt, gây suy thoái, hủy hoại và ô nhiễm môi trường

- Nuôi trồng thủy, hải sản, chạy theo lợi nhất thời không theo quy luật tự nhiên, sẽ dẫn đến suy thoái, triệt phá rừng ngập mặn, phá vỡ sự cân bằng cấu trúc môi trường đới ven bờ biển, đặc biệt các vùng cửa sông ven biển.

(3)Hoạt động công nghiệp các loại (luyện kim, công nghiệp da, giấy, công nghiệp hóa chất, điện tử, điện nguyên tử v.v<)

- Thiếu biện pháp xử lý chất thải thỏa đ{ng, sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí<

- Chất thải rắn, lỏng tập trung tại các bồn chứa ở trên mặt đất dù có cách ly với xung quanh, lâu dài vẫn tiềm ẩn nguy cơ g}y ô nhiễm môi trường gây tác hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.

44 - Chất thải lỏng công nghiệp tại nhiều nước công nghiệp phát triển tiến hành khoan sâu hàng nghìn mét vào các tầng đ{ có độ hổng cao để chứa ở dưới sâu, ngầm dưới đất, lâu dài sẽ lan truyền ra xung quanh, xuống sâu, lên phía trên thâm nhập v|o nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải phóng xạ, c{c nước phát triển đem thải ra biển, chôn xuống đất v.v<l}u d|i đều gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên, môi trường sống.

(4) Khai thác mỏ (ngầm, lộ thiên)

Nếu không đầu tư đúng mức, có thể gây sập hầm mỏ, nổ hầm mỏ, phá hủy cảnh quan, cân bằng của môi trường, xả thải, gây ô nhiễm, suy tho{i môi trường sống. (5) Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, các công trình cảng, thủy lợi, thủy điện v.v..

- Các khu xây dựng dân dụng, công nghiệp lớn, thông qua việc đô thị hóa, tạo áp lực gia tăng nguy cơ TBMT tự nhiên, môi trường xã hội.

- Cấp tho{t nước, khai th{c nước ngầm phá hủy sự cân bằng ổn định cấu trúc nền móng môi trường địa chất. Khai thác nước ngầm quá mức gây sụt lún mặt đất v.v<tạo điều kiện thấm, lan truyền ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm

- Xây dựng đường giao thông, đặc biệt tại c{c địa hình đồi núi, thường tạo trạng thái phá vỡ cân bằng ổn định tương đối địa hình sườn dốc, nhiều khi đẩy tai biến tiềm năng th|nh sự cố môi trường, hiểm họa môi trường, do cắt taluy đường không hợp lý khoa học, hoặc đầu tư gia cố không đúng mức.

- X}y kè, đê, đập, cảng, luồng cảng v.v< Nếu không nghiên cứu, xây dựng không đúng quy trình kỹ thuật, có thể gây sự cố, hiểm họa cho môi trường tại chỗ hoặc các vùng kế cận.

- Xây dựng thủy lợi, thủy điện – thay đổi điều kiện động lực dòng chảy, điều kiện môi trường ở phần hồ chứa (trên đập) và phần hạ lưu (dưới đập), nhiều khi không có lợi cho điều kiện sinh sống vốn của con người. Nếu không đầu tư đúng mức, phù hợp quy luật môi trường tự nhiên, có thể tạo tiền đề hiểm họa.

(6)Du lịch

Có ý kiến cho rằng du lịch l| lĩnh vực công nghiệp không khói. Tuy nhiên đó chỉ là cách nhiền một chiều, vì nếu tính các dịch vụ phục vụ cho du lịch, không thể bỏ qua dịch vụ giao thông như m{y bay, ô tô, xe m{y, cano, t|u xuồng<m| tất cả c{c phương tiện n|y đều là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Đó l| chưa kể đến những khía cạnh liên quan du lịch, nếu thiếu sự đầu tư quy hoạch hợp lý, cũng như có c{c biện pháp quản lý môi trường phù

45

hợp, đ}y cũng l| nguồn tạo ra các áp lực gia tăng c{c nguy cơ TBMT. Có thể điểm qua các khía cạnh:

- Gia tăng xả thải sinh hoạt, xả thải khí CO2 từ c{c phương tiện dịch vụ giao thông phục vụ du lịch.

- Gia tăng quy mô xây dựng, đô thị hóa cục bộ.

- Vấn đề lây lan bệnh tật thông qua con đường du lịch cũng l| một vấn đề phức tạp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TBTN FINAL (Trang 47 - 50)