Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm để việc BDHSG và dạy HS chuyên hóa có hiệu quả cần chú ý những vấn đề sau:
- Trong điều kiện hiện nay, nội dung chương trình chuyên hóa thì nhiều mà thời gian bồi dưỡng thì ít nên việc HS tự nghiên cứu trước khi đến lớp rất quan trọng, không những tiết kiệm thời gian mà còn giúp HS tiếp thu kiến thức nhanh hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy, GV cần biên soạn tài liệu tự học cho HS.
- GV cần chuẩn bị thật tốt nội dung dạy học và lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với nội dung kiến thức và đối tượng HS.
- Đặc điểm của đối tượng HSG là có nền tảng kiến thức tốt, tư duy nhạy bén, năng động và khả năng tự học tốt. Đó là điều kiện thuận lợi để sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS. Trong đó, tổ chức bồi dưỡng HSG thông qua hoạt động nhóm là một biện pháp hiệu quả giúp phát huy trí tuệ tập thể và tinh thần thi đua học tập của HS.
- Cần đặc biệt chú trọng kiểm tra thường xuyên để GV đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của HS, HS tự đánh giá năng lực và tạo không khí thi đua làm tăng tinh thần ham học của HS. Đồng thời, GV nên chấm và sửa bài kiểm tra thật cẩn thận để rèn kĩ năng làm bài cho HS.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với những công việc như sau:
1. Thực nghiệm 4 giáo án thuộc 3 chuyên đề trong phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất với 5 lớp chuyên hóa (75 HS nhóm TN và 77 HS nhóm ĐC ) tại 5 trường THPT chuyên thuộc các tỉnh: Bến Tre, Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận.
2. Lấy ý kiến của 38 GV và 75 HS tham gia thực nghiệm.
3. Xử lý và phân tích kết quả 5 bài kiểm tra theo nhóm TN – ĐC:
− Bài kiểm tra chuyên đề Vỏ electron của nguyên tử.
− Bài kiểm tra chuyên đề Hạt nhân nguyên tử.
− Bài kiểm tra chuyên đề Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
− Bài kiểm tra chuyên đề Hóa học tinh thể.
− Bài kiểm tra tổng hợp phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất.
4. Xử lí và phân tích kết quả phiếu thăm dò ý kiến GV và HS để đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống lý thuyết và bài tập cũng như sự phù hợp của các phương pháp giảng dạy đã đề xuất.
5. Kết quả thu được sau khi thực nghiệm:
−Về mặt định lượng: Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất đã tác động vào quá trình học tập của nhóm HS tại 5 trường thực nghiệm. Cụ thể: HS ở nhóm TN có điểm kiểm tra đạt mức khá, giỏi ít nhất là 55,3% và nhiều nhất là 69,3%; HS ở nhóm ĐC có điểm kiểm tra đạt mức khá, giỏi thấp nhất là 27,3% và cao nhất là 52%. Kết quả học tập ở nhóm TN tăng lên rõ rệt so với nhóm ĐC.
− Về mặt định tính: Sau khi thăm dò ý kiến của GV và HS tham gia thực nghiệm, tác giả nhận thấy nội dung và cách thức sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất đã đem lại những kết quả khả quan. Mức độ nắm vững kiến thức và vận dụng giải bài tập của HS tốt hơn đồng thời
cũng nhận được ý kiến đồng tình về sự phù hợp của hệ thống lý thuyết và bài tập trong dạy học chuyên hóa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã hoàn thành được các nội dung sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Trình bày tổng quan vấn đề bồi dưỡng HSG trên thế giới và sự phát triển của hệ thống trường chuyên tại Việt Nam.
- Giới thiệu một số công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng HSG hóa học và HS chuyên hóa.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học tích cực.
- Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong công tác bồi dưỡng HSG và dạy học sinh chuyên THPT. Kết quả cho thấy tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng công tác BDHSG và dạy HS chuyên – với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó – vẫn đang được tiếp tục phát triển bởi những GV tâm huyết, những HS có năng khiếu và đam mê thực sự, rất cần được sự cổ vũ từ phía gia đình, nhà trường và cộng đồng.
1.2. Nghiên cứu cấu trúc chương trình môn hóa học lớp 10 chuyên hóa và phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất.
1.3. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất.
- Đề xuất những yêu cầu khi hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập cho HS chuyên hóa.
- Xây dựng quy trình thực hiện việc hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập gồm các bước:
+ Xác định mục đích của việc hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập.
+ Xác định nội dung của hệ thống lý thuyết và bài tập. + Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập.
+ Thu thập thông tin để tóm tắt lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập.
+ Tiến hành hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập.
+ Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
+ Thực nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện.
1.4. Hệ thống hóa lý thuyết phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập với 330 bài tập tự luận và 230 bài tập trắc nghiệm thuộc 3 chuyên đề:
- Cấu tạo nguyên tử
• Vỏ electron của nguyên tử (77 bài tự luận, 59 bài TNKQ) với các dạng: bài tập về các loại hạt trong nguyên tử; bài tập về các số lượng tử; bài tập về cấu hình electron nguyên tử; bài tập về các đại lượng I, E, …trong nguyên tử.
• Hạt nhân nguyên tử (69 bài tự luận, 53 bài TNKQ) với các dạng: bài tập về phương trình hóa học của phản ứng hạt nhân; bài tập áp dụng định luật phân rã phóng xạ; bài tập về năng lượng của phản ứng hạt nhân.
- Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học (134 bài tự luận, 76 bài TNKQ) với các dạng: bài tập xác định dạng hình học của phân tử; bài tập giải thích sự tạo thành phân tử; bài tập vận dụng thuyết obitan phân tử; bài tập vận dụng cấu tạo phân tử và liên kết hóa học để giải thích các đặc điểm của chất.
- Hóa học tinh thể (50 bài tự luận, 42 bài TNKQ) với các dạng: bài tập xác định các đại lượng liên quan đến mạng tinh thể; bài tập xác định nguyên tố; bài tập về năng lượng mạng lưới tinh thể và năng lượng liên kết trong mạng tinh thể.
1.5. Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất trong dạy học lớp 10 chuyên hóa, gồm các hoạt động:
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Trước khi học chuyên đề mới, HS sử dụng tài liệu tự học để nghiên cứu bài kết hợp với làm việc theo nhóm để thảo luận những vấn đề khó và làm bài tập.
- Tổ chức học trên lớp: GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học thông qua hoạt động nhóm HS, đàm thoại nhằm phát huy tối đa khả năng của HSG; GV cần khéo léo kết hợp hình thức làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm để có thể kiểm tra năng lực từng HS và phát huy trí tuệ tập thể.
- Kiểm tra, đánh giá: cần chú trọng kiểm tra thường xuyên và sửa bài kiểm tra thật cẩn thận để đánh giá đúng năng lực, rèn luyện kĩ năng làm bài và kịp thời động viên HS nỗ lực học tập.
1.6. Thiết kế 4 giáo án cho 3 chuyên đề thuộc phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất.
1.7. Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và khả thi của đề tài.
• Tiến hành thực nghiệm 4 giáo án với 75 HS thực nghiệm và 77 HS đối chứng. Việc thực nghiệm tiến hành tại 5 lớp 10 chuyên hóa tại 5 trường THPT chuyên thuộc các tỉnh Bến Tre (THPT chuyên Bến Tre), Long An(THPT chuyên Long An), Đồng Nai(THPT chuyên Lương Thế Vinh), Bình Phước (THPT chuyên Quang Trung)và Bình Thuận (THPT chuyên Trần Hưng Đạo).
• Thống kê và xử lý kết quả 5 bài kiểm tra trên phép thử kiểm định t. Kết quả phân tích cho thấy hệ thống lý thuyết và bài tập mà tác giả đề xuất đã có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học.
• Chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến thăm dò của 38 GV và 75 HS tại các trường thực nghiệm. Phần lớn GV cho rằng hệ thống lý thuyết và bài tập phù hợp với nội dung và yêu cầu thi HSG các cấp. Đa số HS cho rằng việc tự học ở nhà giúp các em có sự chuẩn bị tiếp thu kiến thức tốt hơn và hứng thú với cách tổ chức học tập qua hình thức kết hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm.
• Kết quả thu được cho thấy hệ thống lý thuyết, bài tập và cách thức tổ chức dạy học đã đề xuất là phù hợp và tương đối hiệu quả trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Kết quả này đã khẳng định tính thực tiễn của đề tài.
1.8. Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức bồi dưỡng HSG. Để bồi
dưỡng HSG hiệu quả cần kết hợp tốt các khâu: HS tự nghiên cứu bài mới, tổ chức học tập tích cực và kiểm tra đánh giá thường xuyên.
2. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
− Hằng năm, nên tổ chức các lớp bồi dưỡng hoặc hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các GV dạy lớp chuyên và bồi dưỡng HSG.
− Nên có giới hạn phạm vi kiến thức thông báo trước trong đề thi HSG quốc gia của mỗi năm học. Nội dung thi HSG cấp khu vực, cấp quốc gia, quốc tế cần có sự phù hợp tương đối.
− Nên có chính sách hợp lý để động viên những giáo viên có thành tích
trong công tác bồi dưỡng HSG.
− Tạp chí Hóa học và ứng dụng nên có chuyên mục riêng cho hoạt động của trường chuyên và bồi dưỡng HSG để cho các GV trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
2.2. Đối với các trường THPT chuyên:
− Nên có sự bổ sung kiến thức, kĩ năng một cách thường xuyên để đảm
bảo sự phù hợp, có hệ thống, tiếp cận với chuẩn quốc tế dành riêng cho đối tượng HS chuyên. Sách giáo khoa và sách bài tập dành cho HS chuyên cũng cần được đầu tư nhiều hơn.
− Cần đầu tư nhiều hơn cho các phòng học bộ môn, các thiết bị, hóa chất thí nghiệm cho các trường chuyên để GV có điều kiện rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho HS, tiến tới hòa nhập với yêu cầu dạy học ở các lớp chuyên hóa học của khu vực và thế giới.
2.3. Đối với GV dạy lớp chuyên hóa và BDHSG
− GV phải luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của các kì thi HSG.
− Cố gắng khắc phục khó khăn, đầu tư thời gian và trí tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
− GV cần chú ý dạy phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất thật tốt vì đây là
phần kiến thức nền tảng để HS học tốt môn Hóa học.
3. Hướng phát triển của đề tài
− Tiếp tục biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung hệ thống bài tập phần cơ sở lý
thuyết cấu tạo chất cho phong phú hơn và cập nhật với yêu cầu thi HSG hàng năm.
− Giới thiệu các chuyên đề với tạp chí “Hóa học và ứng dụng” để được các đồng nghiệp và HS đóng góp ý kiến.
− Phát triển hướng đề tài cho các nội dung khác trong chương trình chuyên hóa THPT.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế về thời gian cũng như chương trình bồi dưỡng HSG quá rộng, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn luận văn này. Hi vọng rằng những kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học lớp chuyên và bồi dưỡng HSG hóa học của nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh (2001), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 10 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Duy Ái và các cộng sự (1999), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Bảo Anh, 9 chương trình bồi dưỡng nhân tài,
http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2007/09/741021
4. Ban tổ chức kì thi Olympic 30/4, Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 từ năm 2000 - 2010, NXB Giáo dục.
5. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 6. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TPHCM. 7. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐHSP TPHCM. 8. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2011), Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quá trình xây dựng, phát triển hệ thống các trường THPT chuyên và mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế từ năm 2000 đến năm 2011.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng từ năm 1995 đến năm 2011.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn nội dung thi học sinh giỏi quốc gia.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình dạy học chuyên sâu môn hóa học.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu môn hóa học.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu hội thảo phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên – môn Hóa học.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi Olympic hóa học sinh viên toàn quốc từ 2000 – 2011.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi chọn HSG quốc gia Việt Nam từ năm 1995 – 2011.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên – môn Hóa học.
20. Nguyễn Đức Chung (2009), Hóa học đại cương, NXB ĐHQG TPHCM. 21. Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập hóa học đại cương, NXB ĐHQG
TPHCM.
22. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
23. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học – Tập 1, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Văn Rãng (1995), Tài liệu BDTX chu kì 93 – 96 cho giáo viên THPT môn hóa học, Xí nghiệp in Công Đoàn.
25. F. Cotton, G. Wilkinson (1984), Cơ sở hóa học vô cơ phần 1, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.
26. Phạm Đình Hiến, Vũ Thị Mai, Phạm Văn Tư (2002), Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi các tỉnh và quốc gia THPT Hóa học, NXB Giáo dục.
27. Hội Hóa học Việt Nam, Hóa học và ứng dụngtừ năm 2008 đến năm 2012. 28. Trần Thành Huế (2008), Tư liệu hóa học 10, NXB Giáo dục.
29. Trần Thành Huế (2004), Hóa học đại cương 1 - Cấu tạo chất, NXB Đại học sư phạm.
30. Trần Thành Huế (2007), Một số tài liệu về thi chọn học sinh giỏi quốc gia,