Một số phương pháp dạy học tích cực dùng trong bồi dưỡng HSGHH

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất lớp 10 chuyên hóa học (Trang 30 - 34)

HSGHH [7]

1.3.2.1. Phương pháp hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm là một hình thức dạy học trong đó HS không làm việc cá nhân đơn lẻ mà làm việc tập thể dưới sự hướng dẫn của GV. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa các HS với nhau, giữa GV với từng HS. Hoạt động nhóm đang được ngành giáo dục quan tâm vì tác dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp và hợp tác.

Hoạt động nhóm có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Người GV nếu biết cách chia nhóm, tổ chức và điều khiển hoạt động thì sẽ phát huy được mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của hoạt động nhóm. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.

Hoạt động nhóm có những ưu điểm sau: − Tạo điều kiện cho người học hoạt động.

− Tạo ra môi trường học tập thuận lợi để người học chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân; học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể.

− Phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.

− Tạo ra nhu cầu học tập qua sự giao tiếp, so sánh bản thân với các thành viên khác trong tập thể. Mặt khác, khi nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.

− Người học được rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác.

− Lớp học sinh động hơn do có nhiều hình thức hoạt động đa dạng. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận kiến thức từ giáo viên.

1.3.2.2. Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh trả lời và trao đổi qua lại, nhờ đó mà làm sáng tỏ vấn đề và HS tiếp thu được nội dung bài học. Trong phương pháp

đàm thoại, GV là người đóng vai trò định hướng thông qua hệ thống các câu hỏi giúp HS tiếp thu và nắm vững kiến thức.

Phương pháp đàm thoại đòi hỏi GV phải có những kĩ năng sư phạm thật sự tốt: hiểu tâm lý, khéo ứng xử, …

Phương pháp đàm thoại có nhiều dạng khác nhau: đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích – minh họa và đàm thoại phát hiện – ơrixtic. Mức độ phát huy tính tích cực trong tư duy của HS của các dạng này tăng dần từ thấp đến cao. GV cần lựa chọn cho thích hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể.

− Phương pháp đàm thoại tái hiện

GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS dùng trí nhớ đơn giản để nhớ lại mà không cần đến sự suy luận hay phân tích, tổng hợp … Phương pháp này ít kích thích sự tích cực trong tư duy, nên sử dụng hạn chế vì nó không tạo ra hiệu quả cao trong dạy học.

− Phương pháp đàm thoại giải thích – minh họa

Phương pháp này yêu cầu HS phải giải thích để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. HS phải nắm chắc và hiểu sâu vấn đề mới có thể giải thích được rõ ràng.

− Phương pháp đàm thoại phát hiện – ơrixtic

Phương pháp này giúp HS làm việc tích cực, độc lập và tiếp thu tốt bài giảng; không những lĩnh hội được nội dung kiến thức mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ của mình. Hệ thống câu hỏi của GV có tính chất quyết định, kích thích HS tích cực suy nghĩ tìm câu trả lời. Thầy hỏi, trò đáp và nên tạo điều kiện cho trò hỏi ngược lại thầy để thông tin tiếp nhận cả 2 chiều. Khi trả lời câu hỏi, HS tự mình tìm ra vần đề cần giải quyết. Sau đó GV bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức cho HS. Nhờ thế, HS thích thú và tự tin vì thấy kết luận mà thầy vừa nêu có phần đóng góp quan trọng của mình.

Phương pháp đàm thoại phát hiện – ơrixtic là phương pháp có hiệu quả tích cực làm cho HS hứng thú học tập. GV thường áp dụng phương pháp này dưới hình thức đặt ra những câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn hướng HS giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn thời gian, không nên lạm dụng.

− Nên sử dụng phương pháp đàm thoại ở những nội dung quan trọng của bài học.

− GV nên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.

− Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp trình độ HS.

− Câu hỏi phải kích thích được tư duy của HS.

− Nên có câu hỏi mang tính phân loại để kiểm tra khả năng lĩnh hội vấn đề

của HS.

1.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu rất có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của người học. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức; còn người học thì tự khám phá và tự giải quyết vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong dạy học lớp chuyên hóa và bồi dưỡng HSG sẽ mang đến những tác dụng sau:

− Giúp HS tăng khả năng tư duy độc lập. Vì thế, kiến thức tiếp thu được rất vững chắc, có thể vận dụng linh hoạt.

− Tạo sự hứng thú, say mê khi bản thân HS tự giải quyết được vấn đề. Từ đó tạo động lực giúp các em hăng say học tập.

− Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu là những năng lực rất cần thiết

đối với mỗi người trong giai đoạn hiện nay.

Những chú ý khi sử dụng phương pháp nghiên cứu:

− Giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau để giúp

người học nắm vững kiến thức và hình thành khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo.

− Chọn những vấn đề vừa sức với HS và trong phạm vi chương trình.

− Chú ý đến tính tự lực của người học khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. GV không làm thay.

− Quá trình HS tự giải quyết vấn đề luôn gặp phải những vấp váp và cần sự

− Cần giúp cho người học dần làm quen với từng công việc nghiên cứu ở các mức độ từ thấp lên cao.

1.3.2.4. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm HS là trung tâm của quá trình dạy học. Dạy học nêu vấn đề là một PPDH phức hợp, mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS phát hiện vấn đề, tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề. Thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Dạy học nêu vấn đề là tổ hợp những PPDH phức hợp, tức là một tập hợp gồm nhiều PPDH liên kết với nhau, trong đó phương pháp xây dựng tình huống có vấn đề giữ vai trò trọng tâm, chủ đạo, gắn bó với các PPDH khác thành một PPDH toàn vẹn.

Dạy học nêu vấn đề không chỉ hạn chế ở phạm trù PPDH. Việc áp dụng nó đòi hỏi phải cải tạo cả nội dung, cả cách tổ chức dạy và học trong mối liên hệ thống nhất.

Các mức độ của dạy học nêu vấn đề:

− GV thực hiện toàn bộ quy trình (phương pháp thuyết trình ơrixtic).

− Cả thầy và trò cùng thực hiện quy trình (phương pháp đàm thoại ơrixtic).

− HS tự lực thực hiện quy trình (phương pháp nghiên cứu ơrixtic).

Bài toán nêu vấn đề có 3 đặc trưng cơ bản:

− Xuất phát từ cái quen thuộc, cái đã biết, nó phải vừa sức với người học. − Phải chứa đựng chướng ngại nhận thức, không thể dùng sự tái hiện hay sự chấp hành đơn thuần tìm ra lời giải.

− Mâu thuẫn nhận thức trong bài toán phải được cấu trúc đặc biệt kích

thích HS tìm tòi phát hiện.

Cách xây dựng tình huống có vấn đề: có 4 kiểu cơ bản xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học.

− Tình huống nghịch lý: vấn đề mới thoạt nhìn dường như vô lý, không

− Tình huống bế tắc: vấn đề thoạt đầu không thể giải thích nổi bằng lý thuyết đã biết.

− Tình huống lựa chọn: mâu thuẫn xuất hiện khi đứng trước một sự lựa

chọn rất khó khăn, vừa éo le, vừa oái oăm giữa hai hay nhiều phương án giải quyết.

− Tình huống tại sao: tìm kiếm nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc

của một hiện tượng, động cơ của một hành động.

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất lớp 10 chuyên hóa học (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)