Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm
Tìm hiểu về chương trình, kế hoạch dạy lớp 10 hóa ở các trường; lựa chọn trường và lớp thực nghiệm.
Bước 2: Trao đổi với GV thực nghiệm
Lấy ý kiến nhận xét của GV hóa học tại 5 trường chuyên chọn TNSP đánh giá về sự phù hợp và chất lượng của hệ thống kiến thức và bài tập đã xây dựng. Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi có trao đổi và thống nhất với các GV thực nghiệm về các vấn đề:
− Cách chọn nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm cho phù hợp: do đặc điểm của trường chuyên chỉ có một lớp chuyên, vì vậy cần chia lớp chuyên hóa thành hai nhóm có cùng số lượng và tương đương về sức học làm nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
− Nội dung và cách sử dụng hệ thống lý thuyết, bài tập các chuyên đề TN. − Đề bài kiểm tra và thống nhất về đáp án.
− Phiếu lấy ý kiến của GV và HS để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả việc sử dụng hệ thống bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất đã đề xuất.
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm
− Chúng tôi tiến hành thực nghiệm cho các chuyên đề theo nội dung và thời gian như bảng 3.2.
Bảng 3.2.Các chuyên đề thực nghiệm
STT Tên chuyên đề Số tiết
(tiết dạy + tiết kiểm tra)
1 Cấu tạo nguyên tử 6 (3 buổi) + 1
2 Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học 6 (3 buổi) + 1
3 Hóa học tinh thể 4 (2 buổi) + 1
4 Hóa học hạt nhân 4 (2 buổi) + 1
5 Bài kiểm tra tổng hợp 2
− Với nhóm đối chứng: GV dạy lý thuyết và tổ chức cho HS làm bài tập theo giáo án giáo viên thường sử dụng.
− Với nhóm thực nghiệm: GV thông báo chuyên đề cần nghiên cứu trước 1 tuần.
+ GV phát tài liệu tự học ở nhà (lý thuyết và bài tập) và giới thiệu các tài liệu tham khảo yêu cầu HS nghiên cứu để rút ra được trọng tâm của chuyên đề. Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng trước khi đến lớp.
+ GV thực hiện giờ dạy trên lớp theo giáo án thực nghiệm đã đề xuất.
Bước 4: Kiểm tra
− Kết thúc mỗi chuyên đề, HS thực hiện 1 bài kiểm tra 45 phút. − Kết thúc cả 4 chuyên đề, HS thực hiện 1 bài kiểm tra 90 phút.
Đề kiểm tra thực hiện ở nhóm TN và ĐC là như nhau. Các đề kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục.
Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm
a) Phân tích định tính
− Thu thập ý kiến của GV thực nghiệm: đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất đã xây dựng trong dạy học và bồi dưỡng lớp 10 chuyên hóa.
− Thu thập ý kiến của HS về tài liệu tự học hệ thống lý thuyết và bài tập ở nhà.
b) Phân tích định lượng
GV chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10; chúng tôi xử lý kết quả theo phương pháp thống kê toán học theo các bước:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của nhóm ĐC và nhóm TN theo từng bài kiểm tra.
2. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. Nhóm khá, giỏi có các điểm 7; 8; 9; 10. Nhóm trung bình có các điểm 5; 6. Nhóm yếu kém có các điểm 0; 1; 2; 3; 4. 3. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
a. Trung bình cộng: Tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.
1 1 2 2 k k i i 1 1 2 k n x + n x + ... + n x 1 x = = n x n + n +... + n n k i= ∑ ni: số học sinh đạt điểm xi
n: số HS tham gia thực nghiệm
b. Phương sai S2và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
S2 = 2 i i n (x -x) n-1 ∑ và S = 2 i i n (x -x) n-1 ∑
S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán. Nếu hai bảng có số liệu X bằng nhau
thì nhóm nào có độ lệch chuẩn S nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn. c. Hệ số biến thiên V: Trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên V. Nhóm có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn.
V = S
x .100% + Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.
+ Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy. d. Sai số tiêu chuẩn m
S m =
n
Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.
Điểm trung bình thật sự là nằm trong khoảng X – m và X + m. e. Kiểm định Student T
− Để khẳng định sự khác nhau giữa hai giá trị XTN và XĐC là có ý nghĩa với
mức ý nghĩa α, chúng tôi dùng phép thử T – student. Công thức như sau:
TN DC 2 2 TN DC TN DC x - x T = S + S n n
− Chọn giá trị α từ 0,01 đến 0,05, tra bảng phân phối student thì giá trị Tα,kvới độ lệch tự do k = nTN + nĐC – 2. Lúc đó có hai trường hợp xảy ra:
+ Nếu T > Tα,kthì sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa với mức
+ Nếu T < Tα,kthì sự khác nhau giữa XTN và XĐC là chưa đủ ý nghĩa với
mức ý nghĩa α.