Những yêu cầu khi hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất lớp 10 chuyên hóa học (Trang 40 - 43)

thống bài tập cho học sinh chuyên hóa

− Hệ thống lý thuyết và bài tập phải bám sát nội dung chương trình chuyên hóa và nội dung thi HSG các cấp.

− Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Hệ thống lý thuyết và nội dung của bài tập được chúng tôi chọn lựa từ những tài liệu tham khảo tin cậy của những tác giả có uy tín để đảm bảo chính xác về kiến thức và ngôn ngữ hóa học. Bài tập được chọn lựa từ các đề thi HSG Olympic, HSG quốc gia, quốc tế. Những bài tập từ các đề thi cũ được lựa chọn và chỉnh sửa từ ngữ cho phù hợp với quy định hiện nay.

− Đảm bảo tính hệ thống. Chúng tôi trình bày hệ thống lý thuyết tập trung vào các vấn đề trọng tâm. Hệ thống bài tập gồm có bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hiện nay, thi HSG các cấp chủ yếu là bài tập tự luận nên chúng tôi đầu tư nhiều cho phần này. Các bài tập tự luận được chia thành các dạng, mỗi dạng trình bày theo mức độ nhận thức tăng dần từ cơ bản, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

− Đảm bảo tính cập nhật và đa dạng. Hệ thống bài tập được chọn lựa có đủ loại điển hình nhằm hình thành kĩ năng nhiều mặt cho học sinh giỏi hóa học. Chúng tôi cũng chú trọng cập nhật các bài tập trong các kì thi gần đây.

− Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng đơn

giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi tư duy sáng tạo. Các bài tập phải có mục đích rõ ràng, có bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng. Với hệ thống bài tập được xây dựng theo nguyên tắc này sẽ là bước khởi đầu tạo dựng niềm tin cho HS, tạo cho HS niềm vui, kích thích tư duy và nỗ lực suy nghĩ.

− Hệ thống bài tập phải có tác dụng mở rộng kiến thức. Kiến thức mở rộng không chỉ là kiến thức lý thuyết nâng cao mà còn phải bổ sung các kiến thức thực tiễn để vận dụng vào đời sống. Việc mở rộng kiến thức sẽ phát triển tư duy và óc tìm tòi của HS.

− Hệ thống bài tập phải có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy cho học sinh.

− Hệ thống bài tập phải có tác dụng gây hứng thú học tập. Chúng tôi lựa chọn những bài tập gắn với thực tế, bài tập kích thích sự sáng tạo, tìm tòi của các em HS.

2.2.2. Quy trình thực hiện việc hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập

Bước 1: Xác định mục đích của việc hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập

Mục đích của việc hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy lớp 10 chuyên hóa và bồi dưỡng học sinh thi HSG hóa học các cấp.

Bước 2: Xác định nội dung của hệ thống lý thuyết và bài tập

Nội dung của hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập phải bao quát được kiến thức phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất trong chương trình chuyên hóa lớp 10 và đáp ứng yêu cầu thi HSG các cấp, bao gồm các chuyên đề:

− Cấu tạo nguyên tử

− Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học − Hóa học tinh thể

Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập

Chúng tôi chia thành hai loại bài tập sau: − Bài tập trắc nghiệm.

− Bài tập tự luận.

Trong mỗi dạng bài tập bao gồm các bài tập theo các nội dung trên.

Buớc 4: Thu thập thông tin để tóm tắt lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập

Gồm các bước cụ thể sau:

− Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa chuyên hóa lớp 10.

− Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG Olympic 30/4, thi HSG quốc gia của Bộ GD – ĐT và thi Olympic hóa học quốc tế.

− Sưu tầm, phân tích các đề thi chọn HSG Olympic 30/4 môn hóa học từ năm 2000 đến 2011; đề thi chọn HSG quốc gia từ năm 1995 đến 2011; đề thi Olympic hóa học quốc tế từ lần thứ 29 đến 43.

− Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng.

− Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.

Bước 5: Tiến hành hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập

Gồm các bước sau:

− Chọn lọc, tóm tắt hệ thống lý thuyết quan trọng thuộc phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất.

− Lựa chọn và xây dựng từng loại bài tập:

+ Chọn lọc bài tập từ các nguồn đề thi và tài liệu sưu tầm phù hợp với nội dung hệ thống bài tập cần xây dựng.

+ Chỉnh sửa các bài tập không phù hợp như quá khó hoặc quá nặng nề, chưa chính xác… cho phù hợp với đối tượng HS.

+ Bổ sung bài tập mới ở những phần còn thiếu.

− Xây dựng các phương pháp giải một số dạng bài tập điển hình. − Sắp xếp các bài tập theo các dạng, từ dễ đến khó.

Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp

Sau khi hệ thống hóa lý thuyết, lựa chọn và xây dựng xong hệ thống bài tập, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính xác, tính khoa học,

tính phù hợp với trình độ của học sinh, với mục đích dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi.

Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện

Để khẳng định lại mục đích của hệ thống bài tập là nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy học lớp chuyên hóa và bồi dưỡng HS thi HSG các cấp, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập và đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. Từ kết quả thực nghiệm có sự chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập phần cơ sở lý thuyết cấu tạo chất lớp 10 chuyên hóa học (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)