Các vị trí thường bố trí của van tiết lưu

Một phần của tài liệu - Trong các máy làm đất (MLĐ) thƣờng sử dụng dạng truyền động kết hợp diesel- điện, mà chủ yếu là d. (Trang 104 - 106)

Trong hệ thống thủy lực, van tiết lƣu thƣờng đƣợc lắp trên ống dẫn cao áp (điều chỉnh đƣờng vào) hoặc lắp trên đƣờng tháo (điều chỉnh đƣờng ra), hoặc lắp song song với động cơ thủy lực.

- Van tiết lƣu lắp trên đƣờng vào (hình 2.13,a).

Chất lỏng từ bơm 1 đƣợc cấp qua van tiết lƣu 3 và bộ phân phối thủy lực 4 vào một trong các khoang của xi lanh thủy lực 5. Trên ống dẫn cao áp đến van tiết lƣu 3 cĩ lắp van an tồn kiểu van tràn 2, nhờ nĩ mà duy trì đƣợc áp lực đến van tiết lƣu. Khi điều khiển cần đẩy của xi lanh thủy lực thì một phần chất lỏng đƣợc đi qua van tiết lƣu vào xi lanh thủy lực, cịn một phần khác thì qua van tràn đi đến đƣờng tháo. Lƣu lƣợng của chất lỏng chảy vào xi lanh thủy lực phụ thuộc vào tiết diện và độ chênh lệch áp lực trƣớc và sau van tiết lƣu.

Áp lực trƣớc van tiết lƣu luơn ổn định và chỉ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của van an tồn, cịn áp lực sau van tiết lƣu đƣợc xác định bằng lực tác dụng vào cần đẩy của xi lanh thủy lực, trị số của lực này cĩ thể thay đổi trong quá trình làm việc.

Khi tăng lực trên cần đẩy thì áp lực trong xi lanh thủy lực sẽ tăng lên, độ chênh lệch của áp lực ở trong van tiết lƣu giảm xuống, làm giảm tốc độ di chuyển của piston. Khi giảm lực trên piston thì áp lực trong xi lanh thủy lực sẽ bị giảm xuống, độ chênh lệch áp lực ở trong van tiết lƣu tăng lên và làm tăng tốc độ di chuyển của piston.

Vì vậy, lắp van tiết lƣu trên ống cao áp khơng bảo đảm đƣợc tốc độ ổn định của piston khi thay đổi phụ tải ở trên động cơ thủy lực.

- Van tiết lƣu trên đƣờng tháo: (hình 2.13,b)

Áp lực do bơm tạo ra đƣợc duy trì nhờ van an tồn.

Nếu van tiết lƣu tạo ra một trở lực đủ lớn, thì áp lực trong khoang piston (bên trái) của xi lanh thủy lực trong bất kỳ trƣờng hợp nào đều đƣợc hạn chế bỡi van an tồn. Áp lực trong khoang cần đẩy phụ thuộc vào phụ tải ở cần đẩy xi lanh thủy lực. Phụ tải càng lớn thì áp lực trong khoang bên phải của xi lanh và chênh lệch áp lực ở van tiết lƣu càng nhỏ (do sự hạn chế của van tiết lƣu). Vì vậy, tốc độ di chuyển của piston càng nhỏ. Nhƣ vậy, lắp van tiết lƣu trên đƣờng ra cũng khơng bảo đảm cho piston di chuyển với tốc độ ổn định khi phụ tải đặt lên cần đẩy bị thay đổi.

- Van tiết lưu lắp song song với động cơ thủy lực: (hình 2.13,c). Trong sơ đồ này van an tồn và van tiết lƣu lắp song song với ống thủy lực cao áp. Khi van tiết lƣu đĩng hết thì tồn bộ chất lỏng do bơm cung cấp đƣợc đẩy vào xi lanh thủy lực và làm piston di chuyển với tốc độ lớn nhất. Khi van tiết lƣu mở hết thì tồn bộ chất lỏng chảy vào bình và piston khơng di chuyển. Khi van tiết lƣu mở một phần thì dịng chảy bị phân ra: một phần đi vào xi lanh thủy lực, cịn phần khác thì đi qua van tiết lƣu rồi chảy về bình. Trong sơ đồ này, áp lực do bơm tạo ra phụ thuộc vào sự cản trở di chuyển của cần đẩy xi lanh thủy lực. Sự cản trở càng lớn thì áp lực trƣớc van tiết lƣu càng lớn và tốc độ di chuyển của piston càng nhỏ. Vì thế, trong trƣờng hợp này tốc độ di chuyển của piston phụ thuộc vào giá trị phụ tải ở bên ngồi.

Ƣu điểm của sự bố trí này là tổn thất năng lƣợng nhỏ hơn nhiều so với khi lắp van tiết lƣu trên đƣờng vào và đƣờng ra vì phần lớn thời gian bơm làm việc ở áp suất nhỏ hơn áp suất mà van an tồn đã hiệu chỉnh.

Một phần của tài liệu - Trong các máy làm đất (MLĐ) thƣờng sử dụng dạng truyền động kết hợp diesel- điện, mà chủ yếu là d. (Trang 104 - 106)