Về cách thức:

Một phần của tài liệu File - 109505 (Trang 76 - 81)

+ Viết ngắn gọn về đối tượng liên hệ. Phần này có thể vận dụng kĩ năng của phần trên (lập ý bằng cách trả lời 3 câu hỏi: là gì/ai?/như thế nào?/có ý nghĩa gì?) trên (lập ý bằng cách trả lời 3 câu hỏi: là gì/ai?/như thế nào?/có ý nghĩa gì?)

+ Chỉ ra điểm chung/riêng: Phần này GV lưu ý HS cần hết sức chú ý yêu cầu về đối tượng liên hệ, có tiêu chí rõ ràng. đối tượng liên hệ, có tiêu chí rõ ràng.

77

Nếu đề yêu cầu so sánh đoạn văn, cần chỉ ra giống và khác ở nội dung; nghệ thuật. thuật.

Nếu đề yêu cầu chỉ ra nét riêng trong tinh thần nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân khi thể hiện khát vọng hạnh phúc của Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên tỉnh Lân khi thể hiện khát vọng hạnh phúc của Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên tỉnh rượu và Tràng trong buổi sáng đầu tiên, cần phải có tiêu chí: đồng cảm, thấu hiểu; trân trọng ngợi ca; tin tưởng. Nhưng không thể đưa tiêu chí khác, ví như: thương cảm; tố cáo…vì thế là thừa.

Ví dụ: So sánh cho đề 6

Giải quyết phần liên hệ của đề này, GV phải giúp HS phải nhận ra cho được tinh thần nhân đạo của Thạch Lam tiêu biểu cho VH trước CM: cảm thương cho những thần nhân đạo của Thạch Lam tiêu biểu cho VH trước CM: cảm thương cho những kiếp người bé nhỏ, sống vô danh vô nghĩa; đồng tình với khát vọng sống cho ra sống; gửi thông điệp cần đổi thay. Tinh thần nhân đạo của Kim Lân tiêu biểu cho VH sau CM: xót thương cho số phận người dân dưới ách thống trị của thực dân và phát xít; ngợi ca khát vọng sống và đặt niềm tin vào sự đổi thay. Thạch Lam, bằng nhãn quan của nhà văn lãng mạn trước CM, thương cho kiếp người là nạn nhân bị cầm tù trong ao đời tù đọng; Kim Lân, bằng nhãn giới của nhà văn chiến sĩ, tin vào khả năng và cơ hội thành chủ nhân cuộc đời mình của người lao động nhờ CM. Với Thạch Lam, ánh sáng cuộc đời hoặc chỉ còn là hồi quang quá khứ; hoặc là hào quang lấp lánh vụt qua hiện tại như một ảo ảnh và mất hút theo đoàn tàu khát vọng; Kim Lân, ngược lại, đã chỉ cho Tràng thấy ánh sáng cuộc đời là lá cờ đỏ của Việt Minh trên đê Sộp, là Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật – là cái mắt thấy, tai nghe chứ không còn là trông đợi mỏi mòn như người dân phố huyện nữa.

+ Lý giải: vì sao có điểm chung/gặp gỡ (có thể do: đề tài, cảm hứng, khuynh hướng …); vì sao có nét riêng (có thể do: đề tài, cảm hứng, khuynh hướng, phong cách, đặc …); vì sao có nét riêng (có thể do: đề tài, cảm hứng, khuynh hướng, phong cách, đặc trưng nghệ thuật…).

+ Đánh giá: sự giống/khác có ý nghĩa gì: với tác phẩm, với tác giả, với văn học nói chung? chung?

Nam Định, 29 – 30/3/2018. Người viết Người viết

78

Trần Thị Minh Thanh

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIAMỘT SỐ DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC MỘT SỐ DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC

Người thực hiện: Đặng Hoàng Minh Trang

So sánh là một kiểu bài tương đối khó đối với học sinh, đặc biệt trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục đã có những điều chỉnh về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá để phân loại học sinh trong các kì thi THPT Quốc gia thì kiểu đề này càng được sử dụng nhiều. So sánh là một kiểu bài chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.

Vậy SO SÁNH LÀ GÌ? - So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.

Bản chất của so sánh : Để có thể xác định đúng kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho dạng bài này, trước hết bạn cần phải hiểu rõ bản chất của nó. Có một số ý kiến cho rằng so sánh văn học có thể được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau:

- Thứ nhất, so sánh văn học được coi là “biện pháp tu từ” phổ biến trong văn bản văn học.

- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lập luận khác. - Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là nó cũng giống như các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi…nhưng chỉ khác trong quá trình so sánh người viết phải tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt từ đó đi đến những đánh giá. Với một bài văn nghị luận văn học, so sánh đó là một thao tác mà dựa vào đó người viết tìm thấy nét chung, nét riêng, nét độc đáo của mỗi tác phẩm để từ đó có những đánh giá chính xác về đóng góp của tác giả, tác phẩm đó đối với nền văn học dân tộc. So sánh văn học còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nguyên nhân của sự khác nhau giữa các đối tượng nghị luận, đây là một kỹ năng rất cần thiết nhằm tránh tính khuôn mẫu, sáo rỗng trong các bài văn của học sinh hiện nay.

A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm, các bình diện của so sánh văn học.

- Giúp học sinh nắm được cách làm các dạng đề so sánh trong văn học.

- Biết liên hệ và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các đề có cùng chủ đề, nội dung, cảm hứng...từ đó khái quát được quá trình đóng góp của các nhà văn đối với tiến trình phát triển của văn học.

- So sánh giúp học sinh biết được một phần nào, một khía cạnh nào, bản chất một cách chi tiết, cụ thể của những sự vật, hiện tượng hay con người, nhằm đưa ra được những nhận xét, kết luận....một cách tương đối khách quan nhất...

2. Kĩ năng

79 - So sánh, đối chiếu, lí giải.

- Làm các dạng đề, lập dàn ý, viết bài. 3. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: Tự giác tiếp nhận tác phẩm văn học, rèn luyện khả năng phân tích, trình bày; yêu quê hương, gia đình; Tự lập – tự chủ.

- Năng lực: NL thưởng thức văn học, NL cảm thụ thẩm mĩ, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng Tiếng Việt.

4. Phương pháp - Đọc hiểu văn bản

- Phân tích, thuyết trình, làm việc theo nhóm, viết văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chữa các dạng đề trên lớp thông qua viết văn và làm bài tập.

- Xây dựng thư viện các dạng đề so sánh qua sự tổng hợp của giáo viên và học sinh.

B. CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH 1. Các dạng đề so sánh văn học 1. Các dạng đề so sánh văn học

Thông thường, các dạng đề so sánh văn học thường có những dạng chính như sau: Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện:

– So sánh các tác phẩm

– So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi) – So sánh các nhân vật văn học.

– So sánh các tình huống truyện. – So sánh các cốt truyện.

– So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ. – So sánh các chi tiết nghệ thuật.

– So sánh nghệ thuật trần thuật…

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học

Ngoài ra học sinh có thể gặp các dạng đề khác của so sánh văn học như trào lưu, khuynh hướng, sự thay đổi phong cách của các nhà văn (với các dạng đề nâng cao, phân hóa HS theo khối)…

2. Quy trình và cách thức làm bài so sánh văn học

a. Quy trình

Quy trình thực hiê ̣n kiểu bài so sánh có thể phân lâ ̣p theo các bước sau. Đề bao giờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: hai đoa ̣n thơ, hai đoa ̣n văn, hai nhân vâ ̣t, hai chi tiết…Vì vậy học sinh có thể làm theo các bước sau:

– Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh ( nên đi từ

những điểm tương đồng của hai vấn đề được so sánh để bài chặt chẽ).

– Thân bài:

+ Phân tích đối tượng thứ nhất. + Phân tích đối tượng thứ hai. + Tìm điểm tương đồng, khác biệt.

+ Lí giải nguyên nhân ( dựa vào hoàn cảnh sáng tác, phong cách riêng của tác giả) + Đánh giá đóng góp của nhà văn và tác phẩm đó đối với tiến trình phát triển của văn học (Tùy thuộc vào khả năng của học sinh và kiểu đề áp dụng linh hoạt phần này

80

– Kết luận: Khẳng định lại vấn đề cần so sánh, mở rộng liên hệ… * Chú ý khi làm dạng đề này.

– Trướ c hết, cần phân lâ ̣p đối tượng thành nhiều bình diê ̣n để đối sánh. Bước này nhằm phát huy trí tuê ̣ sắc sảo và mĩ cảm của ho ̣c sinh. Trên đa ̣i thể, hai bình diê ̣n bao trùm là nô ̣i dung tư tưởng và hình thức nghê ̣ thuâ ̣t. Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía ca ̣nh nhỏ khác nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, gio ̣ng điê ̣u đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghê ̣ thuâ ̣t.

– Sau đó cần nhâ ̣n xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi ho ̣c sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiê ̣n chính xác và diễn đa ̣t thâ ̣t nổi bâ ̣t, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ.

– Cuối cùng là đánh giá, nhâ ̣n xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy tiê ̣n, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.

b. Cách thức

Cách trình bày kiểu bài so sánh thông thường có hai cách là nối tiếp và song song.Nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác nhau . Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lă ̣p ý và sắc thái so sánh bi ̣ chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đa ̣i trà nên đáp án những năm qua thường gợi ý theo cách này. Thứ hai là song song tức là song hành so sánh trên mo ̣i bình diê ̣n của hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chă ̣t chẽ, logic.

Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:

MỞ BÀI:

– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) – Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau Cách 1:

Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

Cách 2:

81

2. So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.

Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)

– Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả….

– Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…

3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này. Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh ( nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề đều được làm theo cách thứ nhất để phù hợp với trình độ của học sinh trường THPT A Hải Hậu, đáp ứng mục tiêu của kì thi THPT Quốc gia.

KẾT BÀI:

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Một phần của tài liệu File - 109505 (Trang 76 - 81)