- Việt Bắc: Bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng; tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…khúc hát ân tình ân nghĩa thuỷ chung
3. Kĩ năng cơ bản để giải quyết dạng bài nghị luận về thơ theo hướng đề thi minh họa
2018
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Có hai cách mở bài:
+ Cách mở bài thứ nhất: Trực tiếp: Là đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Biến đề bài thành mở bài, có sự thay đổi, thêm bớt một số từ ngữ cho phù hợp.
+ Cách mở bài thứ hai: Là không đi thẳng vào vấn đề ngay mà dùng những cách dẫn dắt phù hợp để đưa người đọc đến với vấn đề cần nghị luận. Dùng những câu thơ, câu hát, câu danh ngôn, những câu lí luận về thơ lấy từ các bài lí luận đã học (Tiếng nói văn nghệ, Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi; Viên Mai bàn về thơ; Một số thể loại văn học: Thơ…) có liên quan đến vấn đề nghị luận để dẫn dắt, sau đó biến đề bài thành một phần của mở bài.
Lưu ý: Để tìm ra câu dẫn dắt phù hợp, có thể dựa vào: đề tài chung của hai tác phẩm (từ đề tài chung đó sẽ chọn ra những câu dẫn phù hợp), dựa vào kiến thức lí luận chung về thơ hoặc những câu nói về phong cách tác giả để dẫn dắt…
* Thân bài:
+ Nhận xét chung: Phần này chỉ áp dụng cho tác giả và tác phẩm nằm trong phạm vi nghị luận chính, không áp dụng cho tác giả, tác phẩm chỉ yêu cầu liên hệ, so sánh.
- Vài nét về tác giả (nếu là mở bài gián tiếp) (Nêu ngắn gọn về sáng tác, phong cách nghệ thuật)
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khái quát chung về nội dung, nghệ thuật tác phẩm (phần ghi nhớ- sgk)(dùng các từ khóa đã có sẵn)
49
Phần này cần bám sát yêu cầu nghị luận của đề. Phải có sự chia tách thành các luận điểm, luận cứ, biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp để phân tích, chứng minh. Vận dụng các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn. Nên triển khai mỗi luận điểm, luận cứ thành một hay nhiều đoạn văn (hết mỗi ý nên xuống dòng)
+ Đánh giá khái quát về đoạn thơ, bài thơ hoặc vấn đề thuộc bài thơ, đoạn thơ vừa nghị luận (chú ý cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện)
+ Liên hệ so sánh theo yêu cầu của đề. (chiếm 30% số điểm)
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm cần liên hệ so sánh (Có câu chuyển tiếp nối từ vấn đề nghị luận ở trên sang vấn đề liên hệ, so sánh)
- Chỉ ra nét chung, giống nhau (theo yêu cầu của đề, dựa trên các tiêu chí cụ thể: nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng, “cái tôi”, các cung bậc cảm xúc…); nghệ thuật (bút pháp, ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ…); thời đại, ….
- Chỉ ra nét riêng, khác nhau: Lần lượt đi vào từng đoạn thơ, bài thơ để nêu và phân tích khái quát nét riêng, sự khác biệt (ưu tiên nêu và phân tích khái quát đối với tác phẩm chưa được nghị luận ở phần trên. Tác phẩm đã nghị luận rồi thì chỉ cần chốt những ý chính để so sánh). Việc chỉ ra nét riêng cũng bám sát vào yêu cầu của đề và phải căn cứ vào cùng tiêu chí: thời đại ra đời, nội dung, nghệ thuật, phong cách tác giả và phong cách thời đại… + Lí giải ngắn gọn vì sao có sự tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm (cần dựa vào các kiến thức cụ thể: về văn học sử, về hoàn cảnh ra đời, về tác giả, kiến thức về chung về lí luận: mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống -> văn học phản ánh cuộc sống, nên thời đại nào có văn chương thời đại đó. Tuy nhiênvới những tác phẩm bất hủ, vấn đề tác phẩm đặt ra không chỉ có tính thời đại, tính thời sự mà còn mang tính phổ quát, là vấn đề của muôn thời: nỗi buồn vũ trụ trong Thơ mới; khát vọng tình yêu, hạnh phúc;…; bản chất, quy luật của nghệ thuật là sự sáng tạo, là cái tôi, là bản sắc, dấu ấn riêng của người nghệ sĩ; tạo ra phong cách là vấn đề sống còn của nghệ thuật nói chung…).
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề được nghị luận ở các tác phẩm (trong việc thể hiện giá trị chung của tác phẩm, khẳng định “chỗ đứng” của tác giả, đóng góp vào các giả trị chung của thơ văn…)