Bám sát tất cả các bài học và đọc thêm có trong chương trình toàn cấp (10, 11, 12) bàn về thơ ca.

Một phần của tài liệu File - 109505 (Trang 59 - 61)

thơ ca.

- Khai thác những vấn đề lí luận trong các bài học này một cách triệt đểcó hệ thống.

- Tóm gọn những vấn đề đó trong những câu đặc sắc nhất, cho học sinh ghi chép lại.

- Từ những câu nói thâu tóm được các vấn đề chính, GV mở rộng thêm một số câu có nội dung tương tự để học sinh có thêm “vốn”.

- Hướng dẫn học sinh thường xuyên, liên tục có ý thức vận dụng triệt để những vấn đề lí luận (đã được khái quát, thâu tóm vào những câu nói tiêu biểu trên) vào bài làm văn nghị luận. Ban đầu, đưa ra những “khung”, những “mô hình”, yêu cầu học sinh “lắp”, sau đó “tháo”, “thay” bằng các câu lí luận có vai trò tương tự nhau. Dần dần hình thành cho học sinh kĩ năng, biến kĩ năng thành “kĩ xảo”.

3. Ví dụ cụ thể

a. Những bài được học, đọc thêm trong chương trình:

+ Lớp 10: Tựa “Trích diễm thi tập” Hoàng Đức Lương, Viên Mai bàn về thơ

+ Lớp 11: Một số thể loại văn học: Thơ, Bài luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, ngữ liệu số 2, (tr 121); Phần đọc thêm trong bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” (Phỏng vấn Tố Hữu về thơ) (Tr 183), Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh…

+ Lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi, Phong cách văn học

b. Hệ thống các vấn đề có trong các bài học trên có thể khai thác.

+ Bản chất cốt lõi của thơ: Là tiếng nói tình cảm (Thơ là do cái tình sinh ra- chân lí cũ nhưng chưa bao giờ cũ, Vô tình bất thị tài- Viên Mai; Thơ là tiếng nói đầu tiên- tiếng nói

60

thứ nhất của tâm hồn, cảm xúc là phần xương thịt nhất của thơ- Nguyễn Đình Thi; Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người- Tố Hữu…

+ Mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống: Thơ là tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống- Nguyễn Đình Thi; Thơ không trực tiếp kể về sự kiện nhưng mỗi bài thơ thường được nảy lên từ một sự kiện nào đó của cuộc sống ( Một số thể loại văn học: Thơ)…

+ Tính hàm súc của thơ: Thơ văn là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon- Hoàng Đức Lương; Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ văn thì quý cong- Viên Mai; Thơ là sự tổng hợp, kết tinh- Nguyễn Đình Thi..

+ Quan niệm về thơ hay: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác- Xuân Diệu; Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người- Tố Hữu…

+ Phong cách tác giả: Mỗi công dân có một dạng vân tay/Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ- Lê Đạt…

c. Mở rộng “vốn”:

+ Bản chất cốt lõi của thơ: Thơ là tiếng lòng- Tố Hữu; Thơ khởi phát từ tâm hồn- Lê Quí Đôn; Cái gốc của thơ là tình cảm- Bạch Cư Dị; Thơ sinh ra từ tình yêu, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay- Gamzatop;….Thơ là tiếng hát trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn- Phương Lựu…Thơ là tình- tình vơi thì thơ chết

+ Mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống: Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép- Chế Lan Viên; Bài thơ anh làm một nửa mà thôi/ Còn một nửa do mùa thu làm lấy…; Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp- Sóng Hồng…

+ Tính hàm súc của thơ: Thơ phải chuốt lời để ngậm ý- Nguyễn Công Hoan; Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ/ Chỉ để thu về một chữ mà thôi…Những câu thơ nối đất với đất/ Vẫn đi qua trời bằng một đường cong- Chế Lan Viên. Hương bay ở chỗ vắng trầm/ Thơ vang ở chỗ bặt câm ngôn từ…

+ Quan niệm về thơ hay: Câu thơ hay là làn sóng chấn động đôi bờ hư thực; Thơ hay như người con gái đẹp..

+ Phong cách tác giả: Qua giọng hát anh nhận ra người hát/ Qua nét khắc anh nhận ra người thợ bạc. Lêvitan suốt đời vẽ tranh phong cảnh/ Tề Bạch Thạch suốt đời vẽ tôm, cua, cá/ Vec-nơ suốt đời vẽ tranh khỏa thân/ Gô-ganh suốt đời vẽ đàn bà/ Suốt đời Nguyễn Phan Chánh vẽ lụa/ Suốt đời Vũ Xuân Phái vẽ phố/ Suốt đời Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác trên nền gốm cổ dân tộc/ Suốt đời họ tìm đến thành công…

61

d.Vận dụng vào bài làm văn nghị luận về thơ

Tùy từng bài cụ thể, GV hướng dẫn học sinh chọn câu thích hợp để đưa vào bài

Lưu ý: Có những câu có thể dùng chung cho mọi tác phẩm thì nên chọn lọc ra cho học sinh dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng

ĐỌC HIỂU VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN VỀ TRUYỆN, KÍ PHẦN I PHẦN I

HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TRUYỆN VÀ KÍ Các văn bản truyện kí là những văn bản nào? Kiến thức cơ Các văn bản truyện kí là những văn bản nào? Kiến thức cơ bản của truyện và kí gồm những đơn vị nào? Vì sao phải hướng dẫn HS nắm kiến thức cơ bản? Hướng dẫn HS nắm KTCB như thế nào?

1. Các văn bản truyện và kí

- Lớp 11: Văn xuôi lãng mạn; Văn xuôi hiện thực 1930 – 1945 - Lớp 12: Văn xuôi 1945 – 1975; 1975 – 2000. - Lớp 12: Văn xuôi 1945 – 1975; 1975 – 2000.

2. Kiến thức cơ bản của truyện và kí

2.1. Xuất xứ

2.2. Hoàn cảnh

Một phần của tài liệu File - 109505 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)