- Việt Bắc: Bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng; tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…khúc hát ân tình ân nghĩa thuỷ chung
2. Gợi ý hệ thống đề bài ở từng tác phẩm thơ theo hướng đề thi minh họa năm 2018 a Bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
a. Bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
+ Dạng 1: Những vấn đề về phương diện nội dung có thể so sánh: Thiên nhiên (núi rừng, dòng sông…), người lính, tình yêu quê hương đất nước, nỗi nhớ, cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng….
+ Dạng 2: So sánh về nghệ thuật: Nghệ thuật thể hiện tài hoa: Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu chất họa, chất nhạc…
+ Dạng 3: So sánh phong cách tác giả: Cái “tôi” tài hoa, lãng mạn của thi sĩ “xứ Đoài mây trắng”…
44 + Một số đề bài gợi ý:
Đề số 1: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016). Từ đó liên hệ với người
nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc (Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam
2016) để nhận xét về những điểm giống và khác giữa hai hình tượng này.
Đề số 2: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016). Từ đó liên hệ với bức tranh thiên nhiên
trong Việt Bắc của Tố Hữu ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016) để nhận xét về những điểm giống và khác giữa hai bức tranh thiên nhiên đó.
Đề số 3: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng. Từ đó liên hệ với “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét về điểm giống và khác nhau về cảm hứng lãng mạn trong mỗi tác phẩm.
Đề số 4: Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(SGK Ngữ văn 12, tập một, NXBGD, 2017)
Từ đó liên hệ với đoạn thơ: Gió theo lối gió, mây đường mây/Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay? (SGK Ngữ văn 11,
tập hai, NXBGD, 2017) để nhận xét điểm giống và khác nhau trong nét tài hoa của mỗi tác giả.
Đề số 5:
“Mỗi công dân có một dạng vân tay Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ”
(Lê Đạt)
Bằng việc cảm nhận hai đoạn thơ sau anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên: ( a) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
45 b) Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
(SGK Ngữ văn 12, tập một, NXBGD, 2017)