trong đời mình những khoảng lặng chờ đợi
2,0
Viết đoạn văn NLXH
*Yêu cầu: Đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ, có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng phân hợp..., lập luận thuyết phục, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Nêu rõ quan điểm cá nhân, lí giải quan điểm một cách thuyết phục (1,75 điểm). Có thể trình bày theo hướng sau:
-“Để dành”: giữ lại; “khoảng lặng”: giây phút tâm hồn con người được thư thái nhất; “chờ đợi”: mong ngóng một điều gì đó sẽ đến. -> Lời nhắn nhủ của Phạm Lữ Ân khuyên ta lối sống kiên nhẫn, bình thản, có chiều sâu tâm hồn để nhận ra được những giá trị đích thực của cuộc sống.
- Trong cuộc sống, phải “để dành những khoảng lặng chờ đợi”:
+ Để giảm bớt áp lực giữa nhịp đời vội vã.
+ Có những giây phút tĩnh tại dể hiểu mình và hiểu đời. + Để sống sâu sắc và chất lượng.( HS lấy dẫn chứng…) - Mở rộng, phê phán và rút ra bài học: “Để dành những khoảng lặng chờ đợi” không phải là lối sống cố níu giữ hay lãng phí thời gian mà là cách chúng ta thưởng thức cuộc sống một cách ý nghĩa nhất; Đáng sợ nhất là chúng ta sống mà không kịp nghĩ, để dành những khoảng lặng chờ đợi
0,25
0,5
0,75
34
giúp chúng ta vừa sống, vừa nghĩ. Đó là thái độ sống tích cực của con người hiện đại.
Đề 3:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ta hạnh phúc liền giây phút này...
Nội dung những bài thiền ca, trong đó có câu hát trên, đều là khuyến khích người hát lẫn người nghe trở lại giây phút hiện tại để nhận ra hạnh phúc đích thực (sự an trú trong cái mình đang có, điều mình đang trải qua, việc đang diễn ra có ý thức). Theo đó, hãy thưởng thức việc bạn đang làm, nơi bạn đang sống, kể cả... cơn đau đang biểu hiện."Chào em" là lời dễ thương dành cho cơn đau và nỗi khổ mình đang đối diện, như thể đó là một phần không thể thiếu.
Thật vậy, nếu chúng ta có thái độ chấp nhận để sống (với mọi thứ, kể cả đau buồn) nhẹ nhàng thì cái đau và cái khổ sẽ dễ dàng trôi qua hơn. Điều đó cũng giống như hai người cùng leo núi, một người thì than thở núi cao, xa, leo mệt và người kia thì thấy đây là việc giống như tập thể thao để rèn luyện sức khỏe thì họ sẽ có cảm nhận trái ngược nhau: bên kia như cực hình, bên này hào hứng và hạnh phúc.
Có rất nhiều cách để trau dồi sự chịu đựng, đồng nghĩa với trau dồi năng lực chấp nhận và chuyển hóa khổ đau (bất như ý) thành hạnh phúc. Tất nhiên, đó hoàn toàn không phải là sự cam chịu, mà là ý thức rõ việc vui vẻ trải qua những điều mình không mong muốn. Thực ra, đây chính là cách kiến tạo hạnh phúc và từ đó nâng tầm bản thân thành người có bản lĩnh. Cách đây mấy ngày, thế giới ngả nón kính chào giáo sư Stephen Hawking- người được biết đến là anh hùng không chỉ trên phương diện chuyên môn là khoa học vũ trụ, mà còn là người vượt lên chính mình một cách hoàn hảo, như biểu tượng về việc không đầu hàng "số phận". Hình ảnh của ông và những người như ông đã truyền một thông điệp khác, rằng bạn có thể thành công ngay cả khi bạn có nhiều điều kiện để đi tới... thất bại.
Theo đó, bạn có thể có thật nhiều hạnh phúc ngay cả khi sinh ra bạn đã bị hạn chế khá nhiều điều kiện để hạnh phúc và dư thừa điều kiện đẩy tới khổ đau.
Cảm ơn câu chuyện có thật về những con người đã tạo nên phép mầu cho bản thân, để rồi chính họ là nguồn cảm hứng giúp nhiều người khác tiếp tục tạo ra phép mầu, làm nên điều kỳ diệu. Nghĩ về họ, chúng ta có thể thấy hổ thẹn vì mình có nhiều điều kiện để có cuộc
35
sống an vui hay ít ra để vui sống, nhưng chỉ vì mình tự ti và thường than vãn nên không kích hoạt được năng lượng tốt đẹp để vận hành suy nghĩ, lời nói, hành vi mang tới an vui cho bản thân và cuộc sống
Tất nhiên, đây là câu chuyện thiền giúp phản tỉnh những ai còn đang loay hoay kiếm tìm hạnh phúc, nào ngờ hạnh phúc chính là khi mình bỏ bớt cái tôi, bỏ bớt cái mong cầu để sống "biết đủ", để phấn đấu và an nhiên trong nỗ lực thay đổi bản thân.
(Theo Lưu Đình Long – Báo tuổi trẻ online ngày 18.3.2018)
Câu 1: Đoạn văn bản trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Xác định nội dung của đoạn văn bản trên?
Câu 3: Theo tác giả, làm thế nào để có hạnh phúc đích thực?
Câu 4: Thông điệp người viết muốn gửi gắm trong văn bản?
Câu NLXH: Từ những điều đã thu nhận được qua phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về Hạnh phúc.
Đề 4:
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ 1 đến 4:
Phải thừa nhận một thực tế là, nếu cuộc sống xung quanh ta vận động và phát triển càng nhanh, chúng ta càng dễ bị cuốn theo vòng xoáy tốc độ của nó, và ta càng khó có điều kiện để rèn luyện tính kiên nhẫn. Trong cuộc sống thường nhật, chắc chắn có những lúc ta phải chịu đựng sự chậm chễ khách quan, ngoài ý muốn như phải xếp hàng đợi đến lượt mình, bị kẹt hàng giờ liền trong dòng xe cộ đông đúc ồn ào đầy khói bụi, hay phải tuân theo hệ thống hướng dẫn tự động… Đó thật sự là những vấn đề cần được xã hội quan tâm cải thiện. Nhưng hãy suy ngẫm mà xem, chờ đợi như vậy đã là gì so với những thử thách khắc nghiệt khác của cuộc sống: bệnh tật, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, khủng hoảng trong công việc, các vấn đề phức tạp rắc rối trong đời sống tình cảm, gia đình… Không kiên nhẫn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự gây khó khăn cho chính bản thân, chính cuộc sống của mình. Để có thể đạt được sự thanh thản thật sự trong tâm hồn, để có đủ sức mạnh và niềm tin đương đầu với mọi khó khăn thử thách, và quan trọng hơn hết là để nuôi dưỡng tình yêu và sự sáng suốt, ta nhất định phải rèn luyện tính kiên nhẫn!
( Trích Sức mạnh của lòng kiên nhẫn- M. J. Ryan, Nhà xuất bản trẻ, 6/2016)
36
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên ?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: :" Không kiên nhẫn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự gây khó khăn cho chính bản thân, chính cuộc sống của mình".
Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất anh/ chị rút ra cho bản thân từ đoạn văn bản trên.
Câu NLXH: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: "…ta nhất định phải rèn luyện tính kiên nhẫn"
Đề 5:
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ 1 đến 4:
Các bạn nhìn xem, cả cuộc đời tôi chỉ cố gắng để giàu có và nổi tiếng. Đó là tất cả những gì tôi từng quan tâm. Tôi phải chiến thắng cuộc đấu. Tôi đánh đổi hôn nhân của mình, gia đình mình, bạn bè mình chỉ để chiến thắng trận đấu thôi sao?. Để làm gì?. Để rồi hoàn toàn cô đơn trên thế giới này?. Cuộc sống không phải là việc chiến thắng một trận đấu. Cuộc sống là việc hoàn thành một trận đấu, là bạn có thể giúp bao nhiêu người hoàn thành trận đấu này. Là việc chúng ta có thể tử tế hơn với người khác như thế nào, là việc làm thế nào để giúp những học sinh này vượt qua những bi kịch trong tương lai, là việc làm thế nào để chúng ta có thể ngừng gây tổn thương cho người khác.
Cuối cùng, tôi đã biết điều gì mới thực sự là quan trọng. Đó mới chính là món quà quý giá của cuộc sống và nó có thể biến mất bất cứ lúc nào. Cái gì ở trong túi bạn không quan trọng, quan trọng là cái gì ở trong tim bạn. Đó là tình yêu. Tình yêu chỉ là một từ, cho tới khi có ai đó tới và mang lại ý nghĩa cho nó. Các bạn chính là ý nghĩa đó.
(Trích Bài diễn thuyết của vận động viên Marc Mero, Zing.vn, ngày 27/01/2016)
Câu 1: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận ấy?
Câu 2:Cuối cùng, tác giả đã nhận ra “điều gì mới thực sự là quan trọng” trong cuộc sống của mình?
Câu 3: Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằng: :“Cuộc sống không phải là việc chiến thắng một trận đấu. Cuộc sống là việc hoàn thành một trận đấu, là bạn có thể giúp bao nhiêu người hoàn thành trận đấu này”.
37
Câu NLXH: Anh/ chị suy nghĩ gì về quan điểm của tác giả nêu ra ở đoạn trích: Cái gì ở
trong túi bạn không quan trọng, quan trọng là cái gì ở trong tim bạn.
Ngày 6 tháng 4 năm 2018
Người báo cáo
Phạm Thị Kiều Oanh
CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA 2018 I. HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM THƠ I. HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM THƠ
Giáo viên cho học sinh lập bảng hệ thống các tác phẩm thơ đã học. Đây là một cách giúp các em ôn lại kiến thức, xâu chuỗi lại các văn bản theo chủ đề, tiện cho việc liên hệ, so sánh.
1. Hệ thống tác phẩm theo giai đoạn, theo chương trình học:
Tên tác giả,
tác phẩm Nội dung Nghệ thuật Ghi chú
Thơ lãng mạn 1932-1945 Vội vàng-
Xuân Diệu