Trình độ chuyên môn của NVCTXH

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 90 - 91)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Trình độ chuyên môn của NVCTXH

Để thực hiện tốt 04 vai trò như đã đề cập trên đây, NVCTXH phải có kiến thức, hiểu biết về chuyên môn về CTXH cũng như phải hiểu rõ đặc thù và hoàn cảnh gia đình của các hộ nghèo. Đặc biệt, NVCTXH cần phải hiểu rõ và nắm chắc những khó khăn, thách thức mà hộ nghèo đang gặp phải khi tiếp cận CSGN. Điều này cũng đòi hỏi NVCTXH phải có kiến thức chung về các chủ trương, chính sách giảm nghèo và các văn bản quy phạm pháp luật về

chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, chính sách hỗ trợ BHYT, chính sách ĐTN và GTVL, và chính sách ưu đãi giáo dục nói riêng.

Theo kết quả khảo sát, tại Huyện Hoài Đức có tổng số 22 cán bộ

LĐTBXH phụ trách công tác giảm nghèo (trong đó có 02 cán bộ cấp huyện và 20 cán bộ cấp xã). Hiện chỉ có 5 trong tổng số 22 người được đào tạo

đúng chuyên ngành về CTXH (chiếm 22.7%). Còn lại 66.7% cán bộ có bằng

đại học ở các chuyên ngành khác, như xã hội học, luật, báo chí.. Tính chuyên nghiệp của NVCTXH là một đòi hỏi bắt buộc giúp cho NVCTXH thực hiện tốt các vai trò của mình. Tuy nhiên, việc các cán bộ LĐTHXH các cấp không

được đào tạo chuyên sâu NVCTXH sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên môn của họ.

Mặt khác, mặc dù có tới 90.9% cán bộ LĐTBXH cấp huyện và xã có trình độ học vấn ở cấp đại học và chỉ có 9.1% có trình độ trung cấp. Nhưng do không phải tất cả các cán bộ này đều được đào tạo chuyên môn về CTXH nên điều này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và hiệu quả thực thi vai trò của mình. Chính vì thế, việc tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng

81

và nhận thức về chuyên môn CTXH sẽ là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo các NVCTXH ở cơ sở đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp CTXH theo quy định của pháp luật.

2.3.2. Nhận thức của người nghèo

Nhận thức của người nghèo về vấn đề nghèo đói còn hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu đa phần người nghèo được hỏi có trình độ học vấn ở cấp tiểu học (49.0%) hoặc không được đi học (31.0%). Bản thân nhiều người nghèo không thừa nhận nguyên nhân nghèo do bản thân họ gây ra như: đông con, lười lao động, tệ nạn xã hội mà họ nghĩ là do số phận, do cơ chế chính sách không mở nên họ không có cơ hội phát triển. Do vậy, họ không có ý thức vươn lên mà có thói quen ỷ lại và trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng xã hội khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống.

Thực tếđã cho thấy nhận thức của hộ nghèo nói riêng và cộng đồng nói chung vẫn quan niệm hoạt động giảm nghèo là một hoạt động mạng ý nghĩa từ thiện. Vì vậy, việc các hoạt động trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong cộng đồng, bao gồm người nghèo và đảm bảo họ được thụ hưởng các chế độ

chính sách giảm nghèo vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhiều hộ nghèo có tư tưởng không muốn vươn lên thoát nghèo và có thái độ trồng chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của cộng đồng và chính quyền địa phương. Họ chưa quan tâm thực sự đến quyền lợi mà mình nhận được, còn rụt rè, tự ti về bản thân khi nhận

được những nguồn lực hỗ trợ thoát nghèo. Tư tưởng trông chờ ỷ lại là một trong những trở ngại lớn trong việc thực hiện CSGN và phát huy tối đa vai trò của NVCTXH trong quá trình thực thi CSGN nghèo trên địa bàn huyện Hoài

Đức hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 90 - 91)