Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 50 - 51)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Huyện Hoài Đức là huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội. Huyện có 20 đơn vị hành chính cấp xã/thị trấn trực thuộc, trong đó có 01 thị trấn (Trạm Trôi) và 19 xã trực thuộc gồm Kim Chung, Đức Giang, Đức Thượng, Yên Sở, Lại Yên, Sơn Đồng, Minh Khai, An Khánh, An Thượng, La Phù,

Đông La, Vân Côn, Vân Canh, , Song Phương, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Tiền Yên, Đắc Sở. Nghiên cứu này được thực hiện tại 03 xã đó là Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoài Đức là 82,67 km2. Dân số

trên địa bàn toàn huyện là 198.424 người, với tổng số 48.776 hộ, được phân bổ ở 132 thôn. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra Quyết định xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố.

Về vị trí địa lý của huyện Hoài Đức, phía Bắc giáp huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Quốc Oai; phía Nam giáp quận Hà Đông; phía Đông giáp huyện Từ Liêm. Với vị trí địa lý như vậy, Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủđô Hà Nội, có nhiều tuyến giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 442 và nhiều dự án nhưđường vành đai 4 và các khu đô thị.

Trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tạo cho Hoài Đức có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch kinh tế - xã hội của thủ đô Hà

41

Nội đến năm 2020, huyện Hoài Đức sẽ trở thành đô thị, đất canh tác bị thu hồi, các khu đô thị mới được hình thành. Sự thay đổi này tạo ra những mặt thuận lợi song cũng có những mặt khó khăn và tác động trực tiếp đến tất cả

các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tập quán của nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Huyện Hoài Đức

đạt trên 11%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng hiện chiếm 45,84%; thương mại - dịch vụ chiếm 47,24%; lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ còn 6,93%. Thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện đạt ở mức 38,5 triệu đồng/người/năm.

Toàn huyện Hoài Đức có tổng số 23 cán bộ LĐTBXH cấp xã. Trong đó có tổng số 19 nữ và 04 nam. Trong đó chỉ có 04 cán bộđược đào tạo chuyên ngành CTXH, còn lại được đào tạo ở các chuyên môn khác như Xã hội học, quản trị nguồn nhân lực, quản lý văn hóa, báo chí, luật, sư phạm và một số

chuyên ngành khác. Như vậy, đa phần lực lượng NVCTXH ở cấp xã hiện chưa được đào tạo chuyên sâu về CTXH.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)