Việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 63)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức

Chỉ tiêu giảm nghèo là một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng của huyện. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0.97% đến năm 2020, trong những năm qua, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đã nỗ lực không ngừng triển khai các giải pháp chính sách, giúp người dân thoát nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo ASXH.

Một trong những giải pháp CSGN quan trọng đang được triển khai thực hiện hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Hoài Đức, đó là chính sách trợ

cấp cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay toàn huyện có 269 hộ trong tổng số 582 hộ nghèo (chiếm 46.2%) thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cần giải pháp thoát nghèo bền vững do bản thân các thành viên trong hộ này không còn khả năng thoát nghèo. Theo chính sách áp dụng của huyện hiện nay, nhóm hộ này được nhận trợ cấp hàng tháng và mức hỗ

trợđược phân theo 06 nhóm đối tượng và mức trợ cấp được chia làm 03 mức gồm: mức 350.000đ/tháng (thấp nhất); 525.00đ/tháng (trung bình) và mức 700.000đ (cao nhất).

51

Bảng 2.4: Mức trợ cấp hàng tháng cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể thoát nghèo

STT Nhóm đối tượng Số lượng Mức trợ cấp

hàng tháng

1 Nhóm 1: Người cao tuổi cô đơn từ 60 đến dưới 80 tuổi

158 525.000

2 Nhóm 2: NCT cô đơn từ đủ 80 tuổi trở lên

11 700.000

3 Nhóm 3: Đơn thân nuôi 1 con nhỏ dưới 16 tuổi hoặc từ 16 -22 tuổi còn đang đi học

14 700.000

4 Nhóm 4: Đơn thân nuôi 2 con nhỏ dưới 16 tuổi hoặc từ 16-22t còn đang đi học 45 700.000 5 Nhóm 5: Người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo ko còn KNLĐ hoặc tự phục vụ (NQ03/NQ-HĐND) 39 350.000

6 Nhóm 6: Người nhiễm HIV ko còn khả năng lao động

2 525.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo huyện Hoài Đức, năm 2018)

Bên cạnh giải pháp trợ cấp hàng tháng dành cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, có 210 hộ nghèo thuộc nhóm đối tượng 1,2,3, 4 và 5 ở bảng trên

được cấp thẻ BHYT miễn phí, với mức hỗ trợ chi trả mua thẻ BHYT tương

đương 750.000đ/năm. Có 39 hộ nghèo thuộc nhóm đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng lao động hoặc không còn khả năng tự phục vụ được nhận thêm một khoản hỗ trợ chi phí y tế tương đương với 50.000.000đ/năm. Những chính sách hỗ trợ này có ý nghĩa quan trọng, giúp người nghèo giải quyết giảm bớt các gánh nặng về chi phí y tế của bản thân.

52

Tại huyện Hoài Đức, chính sách trợ cấp một lần hiện đang áp dụng cho một số nhóm đối tượng hộ nghèo trên địa bàn huyện căn cứ vào tiêu chí để thoát nghèo. Hiện có 220 hộ trong tổng số 582 hộ (tương đương với 37.8% tổng hộ

nghèo) được hưởng mức trợ cấp để thoát nghèo căn cứ theo một tiêu chí thoát nghèo. Các hộ gia đình này đã nhận được sự hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà

ở; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ về chi phí học mầm non, tiểu học, miễn giảm học phí; học nghề, giải quyết việc làm.

Bảng 2.5: Chính sách trợ cấp căn cứ theo một tiêu chí thoát nghèo dành cho hộ nghèo tại huyện Hoài Đức

STT Mục đích hỗ trợ Số hộ được hỗ trợ Mức hỗ trợ 1 Trợ cấp hàng tháng 101 8.400.000 2 Xây dựng nhà ở 11 45.000.000 3 Sửa chữa nhà ở 7 35.000.000 4 Hỗ trợ vay vốn 22 100.000.000 5 Hỗ trợ chi phí học mầm non, tiểu học 4 5.000.000 6 Miễn học phí cấp 2 24 1.000.000 7 Miễn học phí cấp 3 5 1.500.000 8 Học nghề, giải quyết việc làm 30 3.000.000 9 Hỗ trợ nước sạch 5 4.200.000 10 Hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh 2 5.000.000

10 Tuyên truyền vận động 9 -

Tổng 220 -

(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo huyện Hoài Đức, năm 2018)

Ngoài ra, có tổng số 74 hộ nghèo trong tổng số 582 hộ (tương đương với 12.7% tổng số hộ nghèo) được hỗ trợ căn cứ theo hai tiêu chí thoát nghèo. Trong đó, tiêu chí 1 chủ yếu là hỗ trợ trợ cấp hàng tháng hoặc cấp thẻ BHYT

53

miễn phí; và tiêu chí 2 chủ yếu là miễn giảm học phí học cấp 2, cấp 3 hoặc hỗ

trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở; hoặc giải quyết việc làm. Trong đó, mức hỗ trợ

theo từng tiêu chí sẽ khác nhau. Mức hỗ trợ thấp nhất là 750 triệu đồng (mua thẻ bao hiểm y tế) và mức hỗ trợ cao nhất có thể lên tới 100.000.000đ (sửa chữa nhà cửa).

Có 14 hộ nghèo trong tổng số 582 hộ nghèo (tương đương với 2.4%) được hỗ

trợ căn cứ theo 3 tiêu chí và 5 hộ được hỗ trợ căn cứ theo 4 tiêu chí (tương

đương với 0.85%). Các hình thức hỗ trợ chủ yếu là trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ

cấp thẻ BHYT; miễn giảm học phí và hỗ trợ xây, sửa chữa nhà ở. Trong đó mức độ hỗ trợ thấp nhất là 750.000 (trả chi phí mua bảo hiểm y tế) và mức hỗ

trợ cao nhất là 50.000.000đ (hỗ trợ xây hoặc sửa chữa nhà ở).

Trong 03 xã thuộc địa bàn khảo sát, số lượng hộ có nhu cầu hỗ trợ thoát nghèo theo các tiêu chí cụ thể có sự khác biệt. Tại Minh Khai hiện tại còn 19 hộ nghèo trong đó có 10 hộ thuộc đối tượng đặc biệt khó khăn không có khả

năng thoát nghèo; 6 hộ nghèo cần hỗ trợ 1 tiêu chí thoát nghèo và 3 hộ nghèo cần hỗ trợ 2 tiêu chí thoát nghèo. Tại Cát Quế, hiện còn tổng số 78 hộ nghèo, trong đó có 34 hộ thuộc diện đối tượng đặc biệt khó khăn, không có khả năng thoát nghèo; 35 hộ cần hỗ trợ 1 tiêu chí; 6 hộ cần hỗ trợ hai tiêu chí thoát nghèo và 3 hộ cần hỗ trợ 03 tiêu chí thoát nghèo. Xã Dương Liễu còn tổng số

35 hộ nghèo, trong đó có 30 hộ thuộc diện hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không còn khả năng thoát nghèo và 5 hộ cần hỗ trợ 01 tiêu chí để thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)