Nhân viên công tác xã hộ i

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 31)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2.Nhân viên công tác xã hộ i

Khái niệm NVCTXH được Hiệp hội các nhà CTXH chuyên nghiệp Quốc tế - IASW định nghĩa là “người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả

năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ

chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”[9, tr141].

Theo tác giả Lê Văn Phú (2008) trong tài liệu Nhập môn công tác xã hội, NVCTXH được hiểu là những người có khả năng phân tích các VĐXH, biết tổ chức, vận động giáo dục, biết cách thức hành động nhằm tối ưu hóa sự

thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội. [11]

Tại Việt Nam, Trong Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020, ngày 25 tháng 3 năm 2010 cũng

đề cập NVCTXH được đào tạo và là một nghề chuyên nghiệp. Trong đó, ban hành mã ngành đào tạo, mã số ngạch, chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH. Ban hành các tiêu chuẩn nghiệp vụ

21

cán bộ và tiêu chuẩn cho các dịch vụ hỗ trợ cung cấp cho các nhóm đối tượng cụ thể. [6,tr2]

Trong phạm vi của đề tài này, NVCTXH được hiểu là những cán bộ

LĐTBXH các cấp (huyện, xã), hiện đang tham gia thực hiện CSGN và sử

dụng cách tiếp cận của CTXH hoặc được đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn về CTXH, hiện đang giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo NCNL để thoát nghèo bền vững, giúp họđối mặt, vượt qua những rủi ro trong cuộc sống, đồng thời giúp cá nhân, gia đình nghèo tiếp cận được các chính sách, nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản nhằm hướng tới bảo

đảm ASXH.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 31)