8. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương
Trong quá trình thực hiện CSGN, chính quyền địa phương (cấp huyện và xã) được xem là cơ quan đóng vai trò thực thi các chủ trương và CSGN và
31
là đối tượng chính để NVCTXH kết nối người tiếp cận với họ. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi chính sách phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người thực thi chính sách. Mặc dù Nhà nước có đầy đủ hành lang pháp lý và quy định rõ ràng cụ thể về việc triển khai thực hiện chính sách. Nhưng việc bố trí nhân lực có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện các CSGN sẽ là yếu tố quyết
định thành công hay thất bại của một chính sách cụ thể.
Các hệ thống chính sách và các chương trình giảm nghèo đã được cụ
thể hóa từ trung ương đến địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho NVCTXH thực hiện tốt vai trò của mình trong hỗ trợ thực hiện CSGN. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế như có sự chồng chéo về nội dung và không rõ ràng trong hướng dẫn về chế độ chính sách. Điểm quan trọng nhất đó là còn thiếu hướng dẫn cụ thể về chức năng nhiệm vụ, vai trò của NVCTXH trong việc thực hiện CSGN.
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách. Trong đó, chính quyền địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến thông tin về chủ trương, chính sách, và các quy định cụ thể của chính sách. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng là cơ quan quản lý và
điều phối thực hiện các CSGN tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và điều phối, việc nhận thức rõ ràng vai trò của NVCTXH nói riêng và vai trò của chính quyền địa phương nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi các quy định về giảm nghèo.
Việc chính quyền địa phương có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng NVCTXH và khích lệ sự tham gia của họ vào quá trình thực hiện chính sách; tạo điều kiện thuận lợi cho NVCTXH thực thi vai trò của mình và có hành
động ưu tiên cho các hoạt động cung cấp dịch vụ; đề ra các chủ trương và chính sách đặc thù của địa phương trong việc ưu tiên bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho trợ giúp cho người nghèo. Sự quan tâm tâm này cũng giúp
32
chính quyền địa phương thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn lực hiện có để
thực hiện công tác giảm nghèo hiệu quả hơn.
1.3.3. Từ chính sách giảm nghèo của nhà nước
Việc thực hiện CSGN còn phụ thuộc vào chính các quy định của chính sách của Nhà nước. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả thực hiện CSGN đó là sự đồng bộ trong chính sách và có sựđiều phối nhịp nhàng trong quá trình thực hiện các giải pháp CSGN khác nhau.
Hiện tại Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo nhưng tất cả các giải pháp này đều dựa vào nguồn vốn ngân sách chung của Nhà nước. Ví dụ như Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình giảm nghèo khác như Chương trình 135 giai đoạn II. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện các giải pháp CSGN được phân công cho các cơ quan
đơn vị khác nhau và các cơ quan đơn vị thường không có sự gắn kết, phối hợp nhịp nhàng, thậm chí còn chồng chéo giữa các chương trình can thiệp. Điều này dẫn tới lãng phí các nguồn lực hoặc không phát huy tối đa hiệu của của các giải pháp CSGN.
Mặt khác, một số chính sách được ban hành mang tính ngắn hạn, giải quyết tình thế nên chưa giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói. Một số chính sách ban hành nhưng chưa có các giải pháp khích lệ và khuyến khích sự tham gia và sự chủđộng của nghèo trong việc thoát nghèo. Thậm chí còn làm gia tăng sự trông trờ, ỷ lại của người nghèo vào các chính sách hỗ trợ
của Nhà nước mà không tự vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó, chưa có sự phân cấp rõ ràng và trao quyền cho cấp địa phương trong quá trình thực hiện các CSGN. Từ trung ương đến địa phương rất thiếu cán bộ. Các nguồn lực phân bổ cho các chương trình giảm nghèo thường phân tán và dàn trải. Công tác xã hội hóa để huy động nguồn lực còn chưa được phát huy hiệu quả. Đa số các địa phương vẫn phụ thuộc vào nguồn
33
lực hỗ trợ từ cấp trên. Trong khi đó việc phân bổ ngân sách hiện vẫn phụ
thuộc hoàn toàn vào khả năng cân đối ngân sách của cấp trên.