Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động rất quan trọng trong hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong Bệnh viện, nhằm phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của các Bác sĩ, làm cơ sở cho Lãnh đạo Bệnh viện đưa ra các quyết định liên quan đến công tác tiền lương, thưởng, thăng tiến, đào tạo... Trong thời gian qua, hệ thống đánh giá đang được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện như sau:
Một là, Xác định rõ mục tiêu đánh giá:
Mục tiêu của đánh giá có vị trí rất quan trọng trong quá trình đánh giá, vì mục tiêu đánh giá sẽ quyết định toàn bộ hệ thống đánh giá, từ việc xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá đến hệ thống thông tin phản hồi kết quả đánh giá. Trong thời gian vừa qua, việc đánh giá chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là để trả tiền lương. Do đó hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá…đều chỉ xoay quanh phục vụ cho công tác trả lương. Theo tác giả, mục tiêu bao trùm của đánh giá thực hiện công việc không chỉ là đo lường kết quả thực hiện mà quan trọng hơn và khó khăn hơn là phải phát hiện được tiềm năng của viên chức, người lao động. Từđó có những giải pháp phù hợp để khai thác các tiềm năng của họ. Vì vậy xem xét một cách cụ thể, việc đánh giá cần gắn với 3 mục tiêu của quản lí là:
Mục tiêu kinh tế: dùng kết quảđánh giá để trả lương, thưởng…
Mục tiêu hành chính: thăng tiến , thuyên chuyển, sa thải viên chức,
người lao động…
Mục tiêu đào tạo: so sánh các kiến thức, kĩ năng giữa yêu cầu và thực tế, nhằm phát hiện ra những nhu cầu cần được bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mỗi một mục tiêu nêu trên sẽ chi phối toàn bộ hệ thống đánh giá (từ xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đến đo lường kết quả, lựa chọn phương pháp
Hai là, Thiết kế các chỉ tiêu đánh giá đầy đủ, chi tiết:
Từ mục tiêu đánh giá cần hoàn thiện việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với mục tiêu quản lí. Mục đích của hệ thống đánh giá là phản ánh chính xác và công bằng kết quả thực hiện công việc của đội ngũ Bác sĩ, đồng thời phát hiện ra những tiềm năng của họ. Để đạt được điều này đòi hỏi các chỉ tiêu đánh giá phải được xác định đầy đủ, chi tiết, dựa vào các bản
phân tích công việc, song cần bổ sung thêm các chỉ tiêu nhằm phát hiện ra các
tiềm năng của người lao động. Ví dụ, có thể thêm các chỉ tiêu sau: khả năng áp dụng các kiến thức và kĩ năng; phẩm chất, quan hệđồng nghiệp, khả năng ứng xử, thái độ phục vụ người bệnh…
Ba là, Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và khoa học :
Phương pháp đánh giá phù hợp nhất đối với Bệnh viện hiện nay là phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. Việc đánh giá sẽ do 2 người thực hiện đó chính là bản thân người Bác sĩ tự đánh giá về kết quả thực hiện công việc của mình và người lãnh đạo trực tiếp đánh giá.
Trình tự tiến hành như sau:
Bước một, Từ các chỉ tiêu đánh giá đã được thiết kế ở trên, tiến hành phân bổ tổng điểm cho từng chỉ tiêu theo những trọng số nhất định.
Bước hai, tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ Bác sĩ và cho điểm tương ứng với mỗi chỉ tiêu đánh giá.
Theo tác giả, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc nên do các Bác sĩ tự đánh giá và sựđánh giá của người quản lí trực tiếp. Bởi vì người quản lí trực tiếp là người hiểu rõ, do đó có thể đánh giá chính xác nhân viên của mình. Hơn nữa trong việc trao đổi thông tin đánh giá sẽđược thuận lợi hơn.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá, người đánh giá sẽ cho điểm tương ứng kết quả thực hiện công việc của người lao động ở từng tiêu thức đánh giá. Cuối cùng sẽ tính ra được sốđiểm tổng hợp của mỗi Bác sĩ.
Bước ba, xử lí thông tin sau khi đánh giá.
Sau khi đánh giá, sẽ thu được tổng số điểm do người lao động tự đánh giá và số điểm do người lãnh đạo trực tiếp đánh giá đối với kết quả thực hiện
công việc của mỗi Bác sĩ.
Theo tác giả, thì kết quả số điểm do người lãnh đạo trực tiếp đánh giá sẽđược sử dụng để qui đổi sang thứ hạng và hệ số thành tích. Còn sốđiểm do các Bác sĩ tự đánh giá sẽ được sử dụng để tham khảo và so sánh với kết quả đánh giá của Lãnh đạo. Trên cơ sở đó làm cơ sở để giải thích, trao đổi, phản hồi thông tin giữa Bác sĩ và người lãnh đạo trực tiếp khi có sự chênh lệch về kết quảđánh giá nhằm có sựđánh giá chính xác nhất.
Để việc đánh giá kết quả thực hiện công việc có hiệu quả thì Bệnh viện cần phải huấn luyện thêm các nhà lãnh đạo và những người làm công tác đánh giá về kĩ năng đánh giá thực hiện công việc của các Bác sĩ. Ngoài ra, người lãnh đạo cũng nên thảo luận với đội ngũ Bác sĩ về nội dung và phạm vi đánh giá, chỉ rõ lĩnh vực cần đánh giá, chu kì thực hiện đánh giá và thảo luận với họ về kết quả đánh giá. Điều quan trọng hơn trong đánh giá thực hiện công việc là cần chỉ ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho các Bác sĩ.