Học thuyết công bằng của J.Stacy Adams

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình (Trang 26 - 27)

Theo học thuyết này thì đng lực lao động của con người bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự nhìn nhận của người lao động về mức độ công bằng trong tổ chức. Ai cũng muốn được đối xử công bằng, do đó họ luôn có khuynh hướng so sánh quyền lợi và sự đóng góp của mình với quyền lợi và sựđóng góp của người khác. Và một khi cảm thấy bị thiệt thòi họ sẽ nảy sinh những trạng thái tiêu cực như có thái độ lười biếng, chống đối. Sự so sánh liên quan trực tiếp với tình trạng phân chia quyền lợi của người quản lý trong nhóm lao động có tác động tới sự thỏa mãn và hành vi làm việc của cá nhân. Vì vậy, nhà quản lí cần phải duy trì sự công bằng trong tổ chức mình cũng như giáo dục ngườilao động về sự công bằng.

Nhà quản lý phân chia quyền lợi Cá nhân so sánh tính công bằng Thỏa mãn tác động tới hành vi làm việc đồ 1.3. So sánh tính công bằng tác động tới quan hệ giữa quyền lợi, sự thỏa mãn và thực hiện công việc

Vận dụng Học thuyết trong tạo động lực lao động:

Để thiết lập và duy trì sự công bằng trong tổ chức nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc, tổ chức cần phải xây dựng hệ thống đánh giá tốt, với những tiêu thức đánh giá hợp lí phù hợp, phương pháp đánh giá chính

xác công bằng, tiến hành đánh giá một cách công bằng, công khai nhằm mục

đích phản ánh chính xác kết quả công việc và đóng góp của người lao động. Đồng thời tiến hành chi trả lương, thưởng và các hoạt động quản trị nhân lực khác phải dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc. Bên cạnh đó, cần phải tránh sự phân biệt đối xử giữa những người lao động trong tập thể vì bất kỳ lí do nào như giới, tuổi, dân tộc hay tôn giáo..

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)