Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Kim Liên Group khu vực Miền Bắc (Trang 27 - 28)

Học thuyết của Skinner cho rằng con người sẽ có xu hướng lặp lại những hành vi mà họ nhận được những đánh giá tích cực (khen thưởng) còn những hành vi không được thưởng hoặc bị phạt sẽ có xu hướng không được lặp lại. Tuy nhiên, tác dụng của các tác động tăng cường như thưởng phạt phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng hoặc phạt, khoảng thời gian này càng ngắn thì hiệu quả tác động đến hành vi của NLĐ càng cao.

Theo học thuyết này thì để tạo động lực cho NLĐ thì nên tăng cường khen thưởng cho nhân viên như đưa ra lời khen ngợi, quyết định thăng tiến, thưởng một khoản tiền để khuyến khích cho những thành tích, cố gắng của NLĐ đã đem lại lợi ích cho công ty. Mặt khác, nên hạn chế sử dụng hình phạt như là quở trách, cắt giảm quyền lợi đối với lỗi lầm mà NLĐ mắc phải hoặc

có thể làm ngơ, coi như không biết đối với những sai sót mang tính tạm thời hoặc không nghiêm trọng tới mức phải dùng hình phạt của nhân viên, tạo cơ hội cho họ tự sửa đổi.

Để có thể sử dụng tốt các hình thức thưởng phạt để khuyến khích NLĐ làm việc thì tổ chức phải thực hiện tốt các việc sau:

- Xác định một cách cụ thể những hình vi tích cực để định hướng NLĐ thực hiện trong công việc đồng thời chỉ ra cho NLĐ những hành vi tiêu cực không nên phạm phải.

- Thông báo và giải thích cho NLĐ nắm được các hành vi tốt và không tốt, các biện pháp thưởng phạt tương ứng.

- Việc thưởng hay phạt cần phải tiến hành sau khi xuất hiện hành vi càng sớm càng tốt và phải tiến hành một cách công bằng, công khai.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Kim Liên Group khu vực Miền Bắc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)