Trong thí nghiệm khử trùng mẫu, nhận thấy chuối là mẫu cấy tiết nhiều nhựa và hợp chất phenol, tại vị trí bị tổn thương do chà xát hoặc do cắt tỉa mẫu trong quá trình đưa mẫu vào môi trường khử trùng mẫu. Các chất tiết này làm mẫu có màu nâu đỏ ở vùng rìa đồng thời tại các vị trí này mẫu sẽ có hiện tượng làm nâu hoá môi trường nuôi cấy, mẫu chậm phát triển và bị vàng lá. Hiện tượng trên có thể khắc phục bằng cách rút ngắn thời gian cấy chuyền và cấy chuyền liên tục mẫu trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi rút ngắn thời gian cấy chuyền đồng nghĩa với tỉ lệ nhân chồi chưa đạt đến chỉ số tối ưu điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ý nghĩa kinh tế của việc nuôi cấy mô in vitro vì bên cạnh những chồi có tỉ lệ nảy chồi tốt vẫn có những chồi cho tỉ lệ nhân chồi thấp (mất một khoảng thời gian dài hơn để đạt được số chồi tối đa). Bên cạnh đó, việc cấy chuyền liên tục mẫu có thể làm gia tăng hiện tượng biến dị dòng tế bào soma vì mỗi lần cấy chuyền đều trải qua thao tác cắt gọt mẫu, làm tổn thương đến mẫu.
68
THT từ lâu đã được nghiên cứu như một hợp chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy với mục đích chính là hấp thụ hợp chất phenol (Pan và Standen,1998), tuy nhiên một số nghiên cứu vẫn cho thấy các tác dụng phụ như kích thích ra rễ (George và Havishankar,1997), nảy chồi (Kim và Lee, 1992) và ổn định sức sống của cây con sau khi ra vườn ươm. Bên cạnh đó, THT góp phần làm giảm bớt lượng ánh sáng trong môi trường nuôi cấy, điều này góp phần ngăn chặn sự biến đổi màu vì ánh sáng được biết đến như một trong những tác nhân tăng hoạt động của quá trình oxi hoá hợp chất phenol.
Trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của THT lên sự nảy mầm và phát triển của hạt trên cây Zygostates grandiflora (Lindle.) Manst. (Orchidecea) (Agata Pacek và
cộng sự (2010)) khi tiến hành gieo hạt lan trên môi trường MS có bổ sung IAA (1,5mg/l) và BAP (2mg/l) không bổ sung THT và có bổ sung THT trong khoảng 1- 3 g/l. Kết quả cho thấy THT có tác động tích cực lên sự phát triển và kích thước của chồi mầm bên cạnh việc tăng cường sự phát triển của lá và gia tăng lượng rễ con tạo ra trên mỗi hạt gieo trên môi trường nuôi cấy.
Ngoài ra, THT còn được biết đến là một chất có khả năng trung hoà hoạt tính của cytokinin đặc biệt khi sử dụng CĐHTTTV này ở nồng độ cao (Takayama S và Misawa M, 1980) [27]. Theo đó, trong môi trường bổ sung BA ở nồng độ cao thì sự thành lập và phát triển của hệ rễ bị ngăn cản và hiện tượng này được khắc phục khi bổ sung thêm một lượng THT nhất định. Khi quan sát trên sự thành lập của chồi mầm cũng cho kết quả tương tự khi bổ sung THT nguyên nhân có thể do việc bổ sung này đã góp phần điều hoà quá trình sinh lý nội tại của mẫu thực vật nuôi cấy in
vitro.
Khi tiến hành thí nghiệm sử dụng THT như hợp chất bổ sung nhằm hạn chế tác động bất lợi của BA trong quá trình nhân chồi chuối Laba, kết quả thu nhận được cho thấy THT có tác động tích cực lên sự hình thành chồi đồng thời giúp cho chồi con hình thành hệ rễ mà không cần thông qua thí nghiệm tạo rễ trước khi ra vườn ươm. 100% bình nuôi cấy của thí nghiệm nhân chồi khi bổ sung THT đều cho ra rễ, hệ rễ phát triển tốt và có tác dụng thúc đẩy chồi con phát triển theo chiều cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ số nhân chồi cũng giảm sút đáng kể từ 7 – 8 chồi trên một
69
cụm khi không bổ sung THT giảm xuống còn khoảng 4 – 5 chồi trên một cụm khi có bổ sung THT, điều này có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kinh tế mà một quy trình nuôi cấy mô in vitro cần đạt được. Các chồi con phát triển cao, đồng đều, tán lá khoẻ mạnh và hệ rễ vững chắc, sau các lần cấy chuyền vẫn có hiện tượng nảy chồi mới nhưng với hệ số nhân thấp và mất nhiều thời gian để nảy chồi mới hơn.
Hiện tượng biến dị hầu như không xuất hiện đối với thí nghiệm sử dụng THT chỉ xuất hiện khoảng 1% tổng số bình nuôi cấy, hiện tượng quan sát được là chồi bị sừng hoá, không tăng trưởng và hiện tượng này xuất hiện sau lần cấy chuyền thứ 9.