52Hình 3.6: Biểu đồ số chồ

Một phần của tài liệu Luận án : Khảo sát các biến dị dòng tế bào soma trên chuối tiêu laba (cavendish sp ) in vitro và biện pháp khắc phục (Trang 52 - 53)

Hình 3.6: Biểu đồ số chồi

Từ Bảng 3.3 ta thấy sau khi chuyển các mẫu từ thí nghiệm khử trùng sang thí nghiệm nhân chồi sau hai tuần đã bắt đầu nhận thấy dấu hiệu của sự cảm ứng với CĐHTTTV và ở tuần thứ 4 trở đi có thể thu nhận kết quả có sự khác biệt rõ rệt giữa các lô thí nghiệm, sau 7 tuần số lượng chồi đạt được tối đa, lúc này đa phần các chồi con sẽ phát triển lớn lên là chủ yếu và ngừng nhân chồi con mới, đây là thời điểm nên tiến hành cấy chuyền để tái kích thích cảm ứng nhân chồi của mẫu nhằm gia tăng số lượng chồi tạo nên.

Từ thí nghiệm trên nhận thấy, tại nồng độ BA 1mg/l hiện tượng nảy chồi bắt đầu xuất hiện (khoảng 3 – 4 chồi con), tại nồng độ BA 4mg/l sự nảy chồi giảm mạnh và cần nhiều thời gian để chồi con đầu tiên xuất hiện, tuy nhiên, các chồi yếu và hầu như không phát triển, đây có thể là ngưỡng nồng độ của mẫu chuối.

Tại nồng độ BA 2mg/l có và không bổ sung NAA nồng độ 0,2mg/l cũng như BA 3mg/l có và không bổ sung NAA nồng độ 0,2mg/l cho thấy số lượng chồi đạt được là lớn nhất từ thời điểm bắt đầu có hiện tượng bật chồi đến thời điểm kết thúc một lần cấy chuyền (khoảng 4 – 5 tuần kể từ khi đặt mẫu cấy vào môi trường cảm ứng) với số lượng chồi tạo thành trong khoảng 14 – 18 chồi con. Qua đó có thể nhận thấy ở nồng độ NAA thấp, tác dụng chủ yếu của loại auxin này là tăng tính hấp thụ cytokinin cho mẫu, tác động bổ trợ trong quá trình nhân chồi của mẫu, không có biểu hiện tác động chính là ra rễ ở nồng độ này.

Một phần của tài liệu Luận án : Khảo sát các biến dị dòng tế bào soma trên chuối tiêu laba (cavendish sp ) in vitro và biện pháp khắc phục (Trang 52 - 53)