Thí nghiệm giảm dần nồng độ CĐHTTT

Một phần của tài liệu Luận án : Khảo sát các biến dị dòng tế bào soma trên chuối tiêu laba (cavendish sp ) in vitro và biện pháp khắc phục (Trang 65 - 67)

Dựa trên cơ sở nguyên nhân gây nên biến dị dòng tế bào soma có thể do nồng độ CĐHTTTV tích tụ ngày một nhiều trong mẫu nuôi cấy dẫn đến quá ngưỡng chịu đựng của tế bào gây nên các biến dị trong mẫu. Tiến hành thí nghiệm giảm dần nồng độ CĐHTTTV được đề xuất với mục đích chứng minh có sự tích luỹ CĐHTTTV trong mẫu sau khoảng thời gian nhất định trong môi trường nuôi cấy, đồng thời khảo sát sự nảy chồi của mẫu có ổn định khi giảm dần nồng độ cytokinin.

Sau lần cấy chuyền thứ 5 vẫn tiến hành trên môi trường bổ sung BA nhân chồi tối ưu là 2mg/l, tiến hành cấy chuyền sang lô thí nghiệm giảm dần nồng độ cytokinin. Tại thời điểm này cứ sau hai lần cấy chuyền thì nồng độ cytokinin trong môi trường nuôi cấy được giảm đi một lượng là 0,2mg/l. Bên cạnh đó, dựa theo kết quả thu nhận được từ thí nghiệm nhân chồi cho thấy tại nồng độ BA 1mg/l, sự nảy chồi bắt đầu xuất hiện và tại nồng độ BA 1,5mg/l số chồi tạo thành vào khảng 5 – 7 chồi đây là một tỉ lệ có thể sử dụng trong quy trình nuôi cấy in vitro vì vậy nồng độ cuối của thí nghiệm này nồng độ BA được lựa chọn là 1,4mg/l.

Bảng 3.5: Kết quả thí nghiệm giảm dần nồng độ CĐHTTTV

Nghiệm thức Số chồi/bình Mô tả

Go 55 – 60

Sau 4 lần cấy chuyền liên tục trong môi trường nhân chồi, lúc này hầu hết các bình nuôi cấy số chồi trên mỗi cụm chồi đều đã ổn định, các chồi con phát triển khoẻ mạnh, lá xanh.

G1 50 – 65 Các chồi con vẫn được nhân lên ổn định, tại một số bình nuôi cấy thậm chí số chồi con hình thành

66

còn gia tăng hơn mức trung bình của G0. Các chồi con khoẻ mạnh, lá xanh.

G2 45 – 50

Số chồi con hình thành mới có xu hướng giảm nhẹ. Chồi con vươn cao, tán lá phát triển tốt, trong lần cấy chuyền thứ hai tại môi trường G2 các chồi con hình thành chậm hơn và chiều cao chồi tăng rõ rệt.

G3 35 – 40

Số chồi con hình thành chậm, tổng số chồi trong một bình giảm mạnh, đồng thời cụm chồi ưu tiên phát triển chiều cao hơn là nảy chồi, bắt đầu hình thành rễ con.

G4 30-40 Số chồi con hình thành chậm, các chồi phát triển cao, rễ con hình thành khá nhiều.

G5 25-30 Các chồi con có xu hướng chậm lớn, xoè tán lá rộng, màu xanh thẫm, xuất hiện nhiều rễ.

G6 25-30

Chồi con được tạo ra chậm phát triển, sự tạo rễ ngày càng nhiều. các chồi sau khi được hình thành lớn khá nhanh có thể do hệ rễ của cây con đã ổn định để cung cấp chất dinh dưỡng.

Hình 3.19: Cụm chồi chuối Laba trong môi trường nuôi cấy A: G1 sau 3 tuần B: G3 sau 4 tuần C: G6 sau 3 tuần

67

Theo đó, việc giảm dần nồng độ BA trong thí nghiệm trên bắt đầu từ lần cấy chuyền thứ 6 và kết thúc tại lần cấy chuyền thứ 11 có ảnh hưởng đến hệ số nhân chồi của mẫu tuy nhiên vẫn đảm bảo được lượng chồi con mới hình thành và chất lượng của chồi con. Bên cạnh đó, tại lần cấy chuyền thứ 9 vẫn nhận thấy hiện tượng biến dị có xuất hiện, chủ yếu là hiện tượng sừng hoá cụm chồi và một số là hiện tượng thoái hoá cụm chồi nhưng với tỉ lệ nhỏ (chiếm khoảng 5% tổng số chồi con mới hình thành, cao nhất ở lần cấy chuyền 11 vào khoảng 12%). Điều này có thể lý giải là do việc tích luỹ hàm lượng BA trong mẫu chuối dẫn đến việc nảy chồi vẫn khá ổn định mặc dù đã giảm nồng độ BA sau các lần cấy chuyền. Việc xuất hiện các biến dị mặc dù với tỉ lệ thấp cho thấy có sự thay đổi tích cực trong việc giảm dần nồng độ BA tuy nhiên có thể thí nghiệm vẫn chưa khảo sát đủ với các nồng độ giảm khác nhau nên chưa tìm ra được tỉ lệ giảm tối ưu. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác cũng góp phần gây nên hiện tượng biến dị dòng tế bào soma trong quá trình nuôi cấy đó là số lần cấy chuyền và thời gian giữa các lần cấy chuyền, điều này cũng có thể là nguyên nhân gây xuất hiện các biến dị thu được sau thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận án : Khảo sát các biến dị dòng tế bào soma trên chuối tiêu laba (cavendish sp ) in vitro và biện pháp khắc phục (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)