7. Kết cấu của đề tài
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Một bộ phận người lao động đi XKLĐ chưa có ý thức chấp hành quy
định, cam kết trong XKLĐ, ở lại làm việc bất hợp pháp khi chấm dứt hợp
đồng lao động làm ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ. Ngoài ra, qua trao đổi với cán bộ Trung tâm giáo dục hướng nghiệp – đơn vị chịu trách nhiệm về công tác XKLĐ huyện Thạch Thất là ông Nguyễn Văn Bình Giám đốc Trung tâm giáo dục hướng nghiệp cho biết, việc doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao
động trên địa bàn tỉnh quá nhiều đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến tuyển dụng chưa đúng theo đơn hàng phê duyệt, người lao động không hưởng đầy đủ quyền lợi theo cam kết ban đầu, còn nhiều kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo XKLĐ.
- Việc tổ chức Hội chợ việc làm chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức, chưa được quảng bá sâu rộng do đó nhiều lao động chưa biết tới hội chợ việc làm.
- Chính quyền địa phương còn thiếu năng động trong thực hiện chính sách tạo việc làm, tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động, hoạt
động tư vấn định hướng lựa chọn nghề của người lao động theo nhu cầu của thị trường chưa đạt hiệu quả.
- Chưa bố trí được cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề ở cấp huyện. Qua trao đổi, Lãnh đạo phòng LĐ-TBXH huyện Thạch Thất ông Nguyễn Quyết Thắng Phó trưởng phòng LĐ-TBTX huyện Thạch Thất cho biết, hiện nay công tác quản lý, giám sát của đoàn giám sát của cấp huyện đối
với hoạt động đào tạo nghề ở các xã còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ
chuyên trách vềđào tạo nghề. Hiện chỉ có 01 công chức của phòng LĐTBXH vừa phụ trách công việc ở phòng vừa phụ trách đào tạo nghề nên không thểđi cơ
sở thường xuyên.
- Việc chọn nghề học chạy theo tâm lý đám đông vì đại bộ phận người học nghề là lao động nông thôn, còn tình trạng người lao động “đánh trống ghi tên” đểđi học nghề nhằm trục lợi tiền hỗ trợ của nhà nước.
- Trình độ dân trí chưa cao nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với vấn đề việc làm trước yêu cầu của thị trường lao
động. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn còn thiếu kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong công việc.
- Do ngân sách nhà nước eo hẹp, địa phương lại chưa xây dựng được quỹ tạo việc làm nên việc thực hiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm mặc dù diễn ra nhanh gọn song số vốn được vay thấp, thời gian quay vòng ngắn việc đầu tư còn manh mún. Ngoài ra, việc tư vấn giúp người dân sử dụng
đồng vốn hiệu quả còn chưa được thực hiện, việc giám sát sử dụng vốn có
đúng với mục đích cam kết ban đầu hay không còn bị buông lỏng nên dẫn tới tình trạng có một bộ phận các hộ vay vốn sử dụng sai mục đích như: vay vốn
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI