7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã
Tạo mở việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội là một hình thức tạo việc làm đặc biệt quan trọng. Hiện nay, các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với trọng tâm hướng vào việc: chuyển đổi cơ
vào nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, phát triển việc làm; tạo vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến nhằm tạo việc làm ổn định cho người lao động; tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo ra môi trường phát triển việc làm. Các chương trình đã và đang được triển khai như:
+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững + Chương trình 134, chương trình 135 (giai đoạn I, II, III)
+ Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a)
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Các chương trình phát triển công nghiệp dịch vụ với trọng tâm hướng vào việc: phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở… thu hút lao động vào làm việc; phát triển các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao
động như: văn hóa, thể thao, du lịch, ngân hàng, tín dụng, viễn thông, y tế..vv. Các chương trình, dự án đã và đang được thực hiện như:
+ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao
+ Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao Các chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm hộ gia đình là một hướng tạo việc làm hiệu quả, có tính xã hội rộng rãi. Các chương trình tín dụng, hỗ trợ
vốn thường được đi kèm với đào tạo tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư. Hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng trong tạo việc làm là tín dụng từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, tín dụng từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tín dụng nông nghiệp ( ngân hàng nông nghiệp, từ các chương trình, dự án..)