7. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Tạo việc làm thông qua đào tạo nghề
Theo quan niệm truyền thống trước đây, đào tạo nghề không phải là hoạt động trực tiếp tạo ra việc làm cho người lao động nhưng là hoạt động gián tiếp giúp người lao động có điều kiện rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức chuyên môn, thực hành nghề nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, trình độ
chuyên môn từđó giúp người lao động có khả năng tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và khắc phục tình trạng người lao động sau học nghề không tìm được việc làm, trong thời gian gần đây huyện Thạch Thất đã có nhiều đổi mới trong hoạt động
đào tạo nghề tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, nét nổi bật nhất là việc mở các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu (nhu cầu của người học, nhu cầu của địa phương; nhu cầu của doanh nghiệp); trong đào tạo gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo người lao động tại nơi làm việc theo phương châm cầm tay chỉ việc, do đó, số lao động có việc làm sau đào tạo chiếm tỷ lệ
Với hai nhóm ngành đào tạo chính là: đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp với các nghề cụ thể như: sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, trồng rau an toàn, nghề may, mộc, điện tử, sửa chữa xe máy.v.v.Từ năm 2014 tới nay, mỗi năm, huyện Thạch Thất đã mở được hàng chục lớp đào tạo nghề cho người lao động với hàng trăm học viên tham gia học nghề.
+ Năm 2014, tổng kinh phí được phân bổ đào tạo là 6,3 tỷ đồng. Trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp là 3,4 tỷ đồng, đào tạo nghề nông nghiệp là 2,8 tỷđồng.
+ Năm 2015, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thành phố giao tại Quyết định số 6599/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 là 3,4 tỷ đồng. Trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp là 2,1 tỷ đồng, nghề nông nghiệp là 1,3 tỷđồng.
+ Năm 2016, tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách là 6,4 tỷđồng. Trong
đó, dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn: 3,9 tỷđồng; dạy nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn: 2,5 tỷđồng.
+ Năm 2017, tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách là 5 tỷđồng. Trong
đó, dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn: 2,5 tỷđồng; Dạy nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn: 2,5 tỷđồng.
+ Năm 2018, kinh phí được giao là 5,8 tỷ đồng, trong đó kinh phí đào tạo nghề phi nông nghiệp là 3,3 tỷ đồng, kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp là 2,4 tỷ đồng. Kết quảđào tạo nghề tạo việc làm cho người lao động
Bảng 2.10. Số lao động được tạo việc làm mới thông qua đào tạo nghề huyện Thạch Thất giai đoạn 2014 - 2018
Năm Số lớp được mở Số học viên Số người có VL Số người được tạo VL mới
Người % Người % Người
2014 NN 16 533 100 480 90,1 12 PNN 31 1068 100 903 84,5 68 2015 NN 15 516 100 510 98,8 10 PNN 26 907 100 907 100 65 2016 NN 27 931 100 850 91,2 9 PNN 39 1323 100 1081 81,7 76 2017 NN 25 874 100 738 84,4 9 PNN 25 849 100 849 100 81 2018 NN 18 540 100 478 88,5 6 PNN 28 840 100 812 96,6 106 (Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Thạch Thất) Bảng 2.10 cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2018, hàng năm huyện Thạch Thất đều tổ chức thực hiện hàng chục lớp đào tạo nghề cho người lao
động, trong đó, số lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm đa số. Năm 2016 là năm có số lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cao nhất. Nhóm nghề nông nghiệp chủ yếu là các ngành nghề trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, trồng hoa cây cảnh, chế biến nông lâm thủy sản. Nhóm nghề phi nông nghiệp tập trung vào các ngành nghề như: nghề mộc, mây tre
Lực lượng lao động tham gia học nghề rất đa dạng, bao gồm các đối tượng người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ
nghèo, người bị thu hối đất và các đối tượng khác.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm tương đối cao, chiếm hơn 80% số người tham gia học nghề. Đáng chú ý, năm 2015 và 2017 tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề phi nông nghiệp là 100%. Trong đó, chủ yếu là người lao động có việc làm do tự tạo việc làm và được doanh nghiệp tuyển dụng.
Biểu 2.6: Tổng số người có việc làm mới so với tổng số người học nghề, số người có việc làm sau học nghề giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Thạch Thất)
Số lao động được tạo việc làm mới thông qua hoạt động đào tạo nghề
hàng năm chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số NLĐ tham gia học nghề. Tuy vậy, con số này có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2014 số lao
động mới được tạo việc làm là 80 người thì đến năm 2018 là 112 người. (Số
lao động được tạo việc làm mới thông qua hoạt động đào tạo nghề trong
0 500 1000 1500 2000 2500 2014 2015 2016 2017 2018 Ng ườ i Năm Số người học nghề Số người có việc làm sau học nghề Số người được tạo VL mới
bảng 2.10 là lao động trước khi tham gia học nghề chưa tham gia hoạt động
kinh tế).