7. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quảđạt được, công tác tạo việc làm cho người lao
động tại huyện Thạch Thất còn một số những tồn tại, hạn chế như sau:
- Mặc dù mỗi năm tạo ra hơn 400 lao động mới song tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn cao, năm 2018 còn hơn 7% lực lượng lao động thiếu việc làm. Còn gần 10% người lao động chưa được tạo việc làm.
- Không thể phủ nhận việc xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã làm thay đổi diện mạo của nhiều gia đình, làng xã và cả lượng ngoại tệ chuyển về hằng năm cho đất nước. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn đó không ít những cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng XKLĐ để trục lợi, đem con bỏ chợ. Một bộ phận người lao động đi xuất khẩu lao động phải về nước trước thời hạn. Một bộ phận lao động hết thời hạn nhưng không trở về nước mà vẫn
ở lại làm việc gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Hàn Quốc không tiếp tục ký biên bản thỏa thuận theo chương trình EPS trong thời gian qua.
- Hội chợ việc làm tổ chức thường xuyên nhưng thông tin về thị trường lao động chưa được cập nhật thường xuyên, thông tin và yêu cầu tuyển dụng chưa cụ thể nên chưa tạo được hiệu ứng tích cực trong tạo việc làm cho người lao động.
- Hiện nay, ngoài trung tâm dạy nghề huyện còn có rất nhiều các cơ
quan, đơn vị trong và ngoài huyện tham gia các khóa đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho người lao động. Nhìn chung, hệ thống cơ sở
vật chất phục vụđào tạo nghề được đầu tư và nâng cấp song vẫn còn 1/3 hệ
thống trường lớp chưa được đảm bảo, máy móc, công nghệ lạc hậu chưa cập với yêu cầu của thị trường. Kết quả khảo sát còn 2,8% không hài lòng với giáo trình và 3,2% không hài lòng với dụng cụ học tập do giáo trình, tài liệu học tập chưa phong phú, máy móc, dụng cụ thực hành còn lạc hậu, chưa cập nhật với sự thay đổi của thị trường.
- Đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề còn thiếu do đó chất lượng sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của một số doanh nghiệp.
- Còn nhiều lao động trong diện hộ gia đình bị thu hồi đất không tìm
được việc làm.
- Một bộ phận người lao động sử dụng vốn vay từ Quỹ quốc gia về
việc làm chưa hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy, có 2/17 người có thu nhập thấp hơn trước đây, chiếm tỷ lệ 10,3%. Nguyên nhân của tình trạng này là do đàn gia súc của một số hộ chăn nuôi gặp phải dịch bệnh nên phải tiêu hủy dẫn đến lãi vay ngân hàng không trả được; một số khác thì gặp khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật trồng rau hữu cơ, thiếu vốn đầu tư nên hiệu quả không cao.
Ngoài những khó khăn gặp phải của các hộ vay vốn từ Quỹ quốc gia để
sản xuất kinh doanh trên đây, qua trao đổi với ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thạch Thất (cơ quan được ủy thác để người dân vay vốn tạo việc làm) cho rằng: “hoạt động cho vay vốn tạo
việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cũng đang gặp những khó khăn như:
Chất lượng việc làm tạo ra chưa cao, hoạt động cho vay ở huyện Thạch Thất
kinh doanh thấp. Nguồn vốn cho vay của Quỹ còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng
30-35% nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm”.
- Đại bộ phận người lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các khu công nghiệp có mức lương cao song không có thời gian chăm sóc gia đình.
Có việc làm ổn định với mức lương cao song người lao động hầu như
phải làm việc tăng ca, thậm chí làm việc trong cả ngày nghỉ Lễ nếu đơn hàng gấp, do đó, họ không có thời gian dành cho gia đình. Trao đổi với chị
Nguyễn Thị Hà, công nhân thuộc khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, chị cho biết: “Nếu làm theo giờ hành chính 8h/ngày thì lương tháng rất
thấp, chỉ khoảng 4,5 khoảng 5,5 triệu đồng. Nếu làm tăng ca 10h –
12h/ngày thì chúng tôi được lương cao hơn, chi tiêu cũng thoải mái hơn
chút, khoảng 8 – 9 triệu. Tuy nhiên, bản thân tôi không mong muốn tăng ca
nhiều vì con tôi còn quá nhỏ, nhiều hôm tăng ca về muộn con đã đi ngủ,
sáng sớm đi làm thì con chưa ngủ dậy. Do vậy mà hầu như không có thời
gian chăm sóc và vui chơi cùng con”.
Không có thời gian dành cho con cái và gia đình, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của những gia đình có lao động chính làm việc trong các khu công nghiệp cũng bị bỏ dở. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, có 8/10 lao động là công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp cho biết, từ khi làm công nhân trong nhà máy, họ chỉ cấy một vài sào ruộng để lấy gạo ăn, còn không trồng rau màu hay chăn nuôi gia súc, gia cầm như trước nữa. Bởi vì thứ nhất họ không có thời gian, đi làm ở công ty về đã muộn và chỉ được nghỉ cuối tuần, thậm chí còn phải đi làm cả cuối tuần. Thứ hai, trồng rau mầu hay chăn nuôi thì thị trường đầu ra rất bấp bênh đó là chưa kể có thể gặp thiên tai, dịch bệnh.
- Phát triển làng nghề được coi là biện pháp chủ lực tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động cao tuổi tại địa phương trong thời gian tới, tuy vậy nhiều làng nghề còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và làm mất mỹ
quan làng nghề truyền thống.