7. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới tạo việc làm
* Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của Nhà nước
Các cơ chế chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ, chính quyền mỗi
địa phương, các quy định của chủ các doanh nghiệp có tác động quan trọng
đến tạo việc làm cho người lao động.
Các chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động phát triển sản xuất, chính sách có thể tác động mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của các ngành này, lĩnh vực này hoặc ngành khác, lĩnh vực khác
Các chính sách này cũng trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các chủ sử
dụng lao động thu hút các lao động đặc thù hoặc là sa thải họ.
Cơ chế, chính sách rất đa dạng và phong phú, đó có thể là các chính sách vĩ mô, hoặc các chính sách vi mô tác động tới từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể, và có ảnh hưởng lớn đến tạo việc làm. Các chính sách vĩ mô như: chính sách đổi mới kinh tế, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần bên cạnh thành phần nhà nước còn tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, có vốn đầu tư nước ngoài….các chính sách này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển, mở rộng các loại hình sản xuất, mở rộng thị trường lao động trong nước và cả nước ngoài tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Bộ Luật Lao động nước ta chính là nền tảng, là khuôn khổ pháp lý quan trọng nhất hình thành thị trường lao động Việt Nam, cũng là công cụ quan trọng nhất điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao
động. Bằng việc công nhận “người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ chủ
sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp luật không cấm” là nền tảng quan trọng hình thành thị trường lao động. Điều 9 Bộ luật lao động còn quy
định: “ Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Chính sách giáo dục, đào tạo: Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ
thuộc vào trình độ khoa học công nghệ của đất nước đó. Trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Giáo dục đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để
động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm vào định hướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quảđể đảm bảo việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những chủ trương lớn của nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến tích cực mọi mặt đời sống kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Việc đầu tư xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đã tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn từ đó tạo sự chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động.
Tuy nhiên, để thích ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa và thời đại công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay, lực lượng lao động nước ta cần phải
được đào tạo bài bản, có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao.