Khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo thu được bằng chitosan và ly

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 70 - 72)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.2.2.Khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo thu được bằng chitosan và ly

4. Những đóng góp của đề tài

3.2.2.Khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo thu được bằng chitosan và ly

tâm

Sinh khối vi tảo được coi là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng như: khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn,

kháng viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Trong nghiên cứu này, khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana thu bằng chitosan được đánh giá và so sánh với phương pháp ly tâm cũng như vitamin C (một chất

chống oxy hóa mạnh). Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá thông qua khả năng bắt

gốc tự do DPPH và tổng năng khử. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chống oxy

hóa của sinh khối vi tảo thu bằng chitosan cao hơn so với phương pháp ly tâm

(p<0.05) (Bảng 3.5). Giá trị EC50 của sinh khối vi tảo khi thu bằng chitosan và phương pháp ly tâm khi đánh giá bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH lần lượt là 0,077 và

0.084 mg/ml; đánh giá bằng phương pháp tổng năng lực khử lần lượt là 0,294 và 0,304 mg/ml. Kết quả này có thể là do phương pháp ly tâm đã làm thất thoát một lượng đáng

kể các chất có khả năng chống oxy hóa trong sinh khối vi tảo (kết quả này đã được

trình bày ở bảng 3.4). Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng polyphenol,

chlorophyll a, chlorophyll b và carotenoid là những chất chống oxy hóa quan trọng

Để đánh giá hoạt lực chống oxy hóa của sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana, vitamin C được sử dụng làm chất đối chứng. Khả năng bắt gốc tự do và tồng năng lực khử của sinh khối vi tảo thấp hơn so với vitamin C. Giá trị EC50 của

vitamin C và sinh khối vi tảo thu bằng chitosan đánh giá bằng tổng năng lực khử lần lượt là 0,149 và 0,294 mg/ml. Tương tự, khả năng khử gốc tự do DPPH của vitamin C

(EC50 là 0,051 mg/ml) cao hơn đáng kể so với sinh khối vi tảo (EC50 là 0,077 mg/ml) (Bảng 3.5). Hoạt tính chống oxy hóa của nhiều loài sinh khối vi tảo khác nhau đã được đánh giá. Theo kết quả nghiên cứu của Simić và cộng sự (2012), tổng năng lực khử

của tảo lục Trentepohlia umbrinaở nồng độ 1 mg/ml có độ hấp thụ ở 700 nm là 0,06;

trong khi đó ở nồng độ 0,89 mg/ml tổng năng lực khử của sinh khối Thalassiosira pseudonana là ~1,00. Theo kết quả của Shanab và cộng sự (2012), khả năng khử gốc

tự do DPPH của một số loài vi tảo Nostoc muscorum, Chlorella vulgaris, Anabaena flousaquaePhormedium fragileở nồng độ 50 mg/ml lần lượt là 70, 68, 72 và 26%; trong khi ở nồng độ Thalassiosira pseudonana 0,14 mg/ml, khả năng khử gốc tự do

DPPH lên tới 59%. Khả năngkhử gốc tự do DPPH của vi tảo Tetraselmis chuii ở nồng độ 10 mg/ml là 34% (Vlad-Enache và cộng sự, 2012). Giá trị EC50 của tảo Gracilaria changii đánh giá bằng phương pháp khử gốc tự do DPPH là 14,7 mg/ml (Sreenivasan và cộng sự, 2007) và của Trentepohlia umbrina là 0,67 mg/ml (Simić và cộng sự,

2012). Nghiên cứu này cho thấy giá trị EC50 Thalassiosira pseudonana thấp hơn hầu

hết các loài vi tảo đã được nghiên cứu, điều đó cho thấy loài vi tảo này có khả năng

chống oxy hóa mạnh. Kết quả này là cơ sở quan trọng để khẳng định tính năng của

sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana trong việc sử dụng làm thức ăn giàu dinh

dưỡng và hoạt tính sinh học tốt cho động vật nuôi.

Bảng 3.5. So sánh khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo thu bằng chitosan

với phương pháp ly tâm

Chỉ tiêu

Giá trị EC50 (mg/ml)

Vi tảo thu bằng phương

pháp ly tâm Vi tảo thu bằng chitosan Vitamin C Khả năng khử gốc tự do DPPH 0,084 ± 0.002 c 0,077 ± 0.001b 0,051 ± 0.002a Tổng năng lực khử 0,304 ± 0.002b 0,294 ± 0.004b 0,149 ± 0.004a

Khả năng phục hồi của tế bào vi tảo thu bằng phương pháp ly tâm và chitosan

cũng được nghiên cứu. Kết quả cho thấy khả năng phục hồi và có thể phát triển trở lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của tế bào vi tảo khi thu bằng phương pháp ly tâm là chỉ đạt 31% còn phương pháp thu

bằng chitosan là trên 80%. Nguyên nhân của sự khác biệt về hàm lượng các chất có

hoạt tính sinh học, khả năng chống oxy hóa và khả năng phục hồi của tế bào đó là do

khi sinh khối vi tảo được thu theo phương pháp ly tâm với tốc độ 8000 rpm trong 10

phút thì tế bào bị vỡ không thể phục hồi trở lại, trong quá trình đó một lượng các chất

có hoạt tính sinh học cũng bị tách ra khỏi tế bào. Theo Knuckey và cộng sự (2006)

cũng nói rằng phương pháp ly tâm gây ra một số hạn chế do lực hấp dẫn và lực cắt cao

sẽ gây tổn hại đến cấu trúc tế bào; bên cạnh đó việc xử lý khối lượng dung dịch lớn có

thể tốn nhiều thời gian và thiết bị đắt tiền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 70 - 72)