Hàm lượngchlorophyll a, chlorophyll b, polyphenol và carotenoid tổng số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 68 - 70)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Những đóng góp của đề tài

3.2.1. Hàm lượngchlorophyll a, chlorophyll b, polyphenol và carotenoid tổng số

Ngoài phương pháp sử dụng chất kết lắng thì ly tâm cũng được sử dụng phổ

biến để thu nhiều loài vi tảo. Mặc dù, phương pháp ly tâm thích hợp để thu nhiều loài vi tảo có kích thước và môi trường nuôi khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất

của phương pháp này là có chi phí cao và có thể làm vỡ cấu trúc của tế bào, đẫn đến

giảm chất lượng sinh khối thu được. Do đó, nghiên cứu này so sánh chất lượng của

sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana, thông qua việc xác định một số hợp chất có

hoạt tính sinh học bao gồm: chlorophyll a, chlorophyll b, polyphenol và carotenoid tổng số. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.4. Nhìn chung, hàm lượng

của những chất xác định thu bằng chitosan cao hơn so với phương pháp ly tâm. Hàm

lượng polyphenol tổng số thu bằng chitosan và ly tâm lần lượt là là 7,53 và 4,53 mg GAE/g nguyên liệu khô; hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b và carotenoid tổng số

thu bằng chitosan lần lượt là 8,096, 39,63 và 133,291 µg/g nguyên liệu khô; trong khi

đó giá trị này của sinh khối thu bằng phương pháp ly tâm lần lượt là 7,291; 31,677; 114.308 µg/g nguyên liệu khô. Như vậy, sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana

thu bằng chitosan giữ được hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học tốt hơn phương

pháp ly tâm. Cấu trúc tế bào vi tảo thu bằng phương pháp chitosan và ly tâm được

quan sát trên kính hiển vi quang học. Từ hình ảnh cho thấy sự khác nhau đáng kể về

hình dạng và cấu trúc của tế bào. Sinh khối vi tảo khi được thu theo phương pháp ly

tâm thì thành của tế bào đã bị phá vỡ, không còn giữ được nguyên vẹn hình dạng tế

bào (Hình 3.9B), trong khi đó tế bào của vi tảo được thu bằng chitosan vẫn còn nguyên vẹn và giữ được đầy đủ sắc tố của tế bào (Hình 3.9A). Điều này giải thích cho sự thất

thoát hàm lượng một số chất trong sinh khối khi thu bằng phương pháp ly tâm.

Hình 3.9. Hình ảnh sinh khối vi tảo thu bằng chitosan (A) và thu bằng ly tâm (B)

chụp bằng kính hiển vi quang học

Cho đến nay, nghiên cứu so sánh hàm lượng của một số chất có hoạt tính sinh học

trong sinh khối vi tảo thu bằng chitosan và phương pháp ly tâm còn rất hạn chế.

Những nghiên cứu trước đây thường tập trung vào xác định hàm lượng của những hợp

chất này trong sinh khối thu bằng một phương pháp nhất định. Hemalatha và cộng sự (2013) đã nghiên cứu xác định hàm lượng polyphenol tổng số trên 3 loài vi tảo

Navicula clavata, Chlorella marinaDunaliella salina với 3 dung môi chiết khác

nhau. Sinh khối Chlorella marina chiết bằng methanol cho hàm lượng polyphenol

tổng số cao nhất, 0,78 mg GAE/g nguyên liệu khô. Với kết quả này có thể thấy hàm

lượng polyphenol tổng số trong vi tảo Thalassiosira pseudonana cao gấp 7,3 lần so

với Chlorella marina. Koen Goiris và cộng sự (2011) đã báo cáo hàm lượng

polyphenol của một số loài vi tảo trong nghiên cứu của họ. Theo đó hàm lượng

polyphenol của Phaeodactylum tricornutum, Tetraselmis suecicaNannochloropsis sp. lần lượt là 3,75, 1,71 và 1,39 mg GAE/g nguyên liệu khô, thấp hơn so với hàm

lượng polyphenol ở Thalassiosira pseudonana lần lượt 1,51, 3,32 và 4,08 lần. Một

nghiên cứu khác của Taweesak Khuantrairong và Siripen Traichaiyaporn (2011) trên loài Cladophora sp. đã báo cáo hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b và carotenoid tổng số lần lượt là 148, 56 và 889 µg/g nguyên liệu khô. Như vậy hàm lượng

chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoid tổng số ở vi tảo Thalassiosira pseudonana

thấp hơn so với một số loài tảo khác; tuy nhiên hàm lượng polyphenol tổng số lại cao hơn đáng kể. Sự khác nhau này có thể là do sự khác nhau về đặc điểm giống loài, và

Bảng 3.4. Hàm lượng chlorophyll a và b, polyphenol và carotenoid tổng số của

sinh khối vi tảo tảo Thalassiosira pseudonana thu bằng chitosan và phương pháp

ly tâm Chỉ tiêu Phương pháp ly tâm Phương pháp chitosan Chlorophyl a (µg/g NL khô) 7,291 ± 0,44a 8,096 ± 0,91a Chlorophyl b(µg/g NL khô) 31,677 ± 1,20a 39,630 ± 4,63b Carotenoid tổng số (µg/g NL khô) 114,308 ± 1,30a 133,291 ± 3,59b Polyphenol tổng số (mg GAE/g NL khô) 4,73 ± 0,11a 7,53 ± 0,07b

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)