L ỜI MỞ ĐẦU
4. Những đóng góp của đề tài
2.6.4. Xác định khả năng chống oxy hóa
2.6.4.1. Xác định khả năng khử gốc tự do DDPH
Khả năng khử gốc tự do DPPH được xác định theo phương pháp của Fu và Shieh (2002) với một vài hiệu chỉnh nhỏ. Cho vào ống nghiệm 0,1 ml dịch chiết ở các
nồng độ khác nhau và 2,9 ml nước. Sau đó thêm 1 ml dung dịch DPPH 0,2 M trong ethanol 99,7%, lắc đều bằng máy Vortex trong khoảng thời gian 30s và ủ trong bóng
tối trong khoảng thời gian 30 phút. Độ hấp thụ quang học của hỗn hợp sau khi ủ được đo ở bước sóng 517 nm. Mẫu đối chứng (control) được chuẩn bị tương tự nhưng 0,1
ml của dịch chiết được thay bằng 0,1 ml của ethanol 95%. Đối với mẫu trắng (blank),
1 ml của dung dịch DPPH được thay bằng 1 ml ethanol 99,7%.
Khả năng khử gốc tự do DPPH được xác định theo công thức sau: Khả năng bắt gốc tự do DPPH (%) = [(ACT – ASP)/ACT]x100
Trong đó: ACT là độ hấp thụ quang học của mẫu trắng không chứa dịch chiết và ASP là độ hấp thụ quang học của mẫu có chứa dịch chiết.
Năng lực khử của một chất là khả năng chất đó cho điện tử khi tham gia vào phản ứng oxi hóa khử. Năng lực khử cũng được sử dụng để xác định khả năng chống
oxy hóa của một chất. Chất khử (chất có hoạt tính oxi hóa) sẽ khử potassium
ferricyanid (K3[Fe(CN)6]) thành potassium ferrocyanid (K4[Fe(CN)6]). Ion Fe3+ trong phân tử potassium ferricyanid bị khử thành ion Fe2+ trong phân tử potassium ferrocyanid theo sơ đồ sau:
X + K3[Fe(CN)6]→ K4[Fe(CN)6] X + [Fe(CN)6] 3+→ [Fe(CN)6]2+
Ion Fe2+ sẽ phản ứng với ion ferrocyanid tạo thành một phức hợp ferric
ferrocyanid màu xanh dương có công thức Fe4[Fe(CN)6]3. Phức hợp này có độ hấp thu
cực đại ở bước sóng 700nm. Cường độ màu càng cao chứng tỏ năng lực khử của mẫu
thử càng cao.
Tổng năng lực khử của sinh khối vi tảo được xác định theo phương pháp của
Oyaizu (1986) với một vài hiệu chỉnh nhỏ. Cho chính xác 0,3 ml dịch chiết ở các nồng độ khác nhau và 1,2 ml nước cất vào ống nghiệm. Tiếp theo, 0,5 ml dung dịch
K3(Fe[CN]6) 1% được thêm vào. Hỗn hợp được ủ ở 50C trong 20 phút trong bể ổn
nhiệt. Sau đó thêm 0,5 ml dung dịch TCA 10% và 2 ml nước cất, cuối cùng cho thêm 0,4 ml dung dịch FeCl3 0,1%. Độ hấp thụ quang học của hỗn hợp được xác định tại bước sóng 700 nm bằng máy quang phổ. Độ hấp thụ quang học càng cao thì năng lực
khử càng mạnh. Kết quả được báo cáo bởi giá trị EC50, là lượng mẫu làm tăng độ hấp
thụ quang học lên 0,5.
2.6.5. Phương pháp xác định khả năng phục hồi của sinh khối vi tảo
Khả năng phục hồi của vi tảo được xác định bằng cách cấy sinh khối vi tảo đã
thu được vào môi trường nuôi F2 đã được hấp tiệt trùng và nuôi trong điều kiện độ
mặn 20 - 25‰. Sục khí liên tục trong quá trình nuôi, nhiệt độ duy trì ở 20 - 25oC,
cường độ chiếu sáng khoảng 5000 lux, pH được khống chế trong khoảng 8,0 và mật độ
tế bào được xácđịnh thông qua việc đếm số lượng tế bào.