Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 37 - 39)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Những đóng góp của đề tài

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Thu sinh khối vi tảo được xem là một công việc quan trọng nhất để sử dụng

vào các mục đích khác nhau. Các phương pháp thu sinh khối vi tảo cần đạt được đồng

thời hai tiêu chí đó là có giá thành rẻ và sinh khối vi tảo thu phải đáp ứng tiêu chuẩn sử

dụng cho động vật nuôi và con người. Do vậy, các phương pháp thu sinh khối vi tảo

bằng phương pháp keo tụ sử dụng các chất vô cơ chỉ có thể sử dụng trong việc thu sinh

khối vi tảo làm sạch môi trường. Sinh khối vi tảo thu bằng các chất keo tụ này không thể sử dụng để làm thức ăn cho động vật thủy sản cũng như con người bởi những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhìn chung, các phương pháp và kỹ thuật thu sinh khối đều hướng tới giảm chi phí và bảo tồn được chất lượng của sinh khối vi tảo.

Harith và cộng sự (2009) đã nghiên cứu sử dụng các chất trợ keo tụ khác nhau

bao gồm chitosan và hệ chất đa điện phân (polyelectrolytes) thương mại Magnafloc

(LT 25 và LT 27), trong việc thu sinh khối vi tảo Chaetoceros calcitrans. Kết quả cho

thấy hiệu quả thu hồi sinh khối vi tảo phụ thuộc vào pH của môi trường và đạt hiệu

suất cao nhất ở pH 8,0 (đối với chitosan) và pH 10,2 (đối với LT 25 và LT 27). Xu và cộng sự (2013) đã sử dụng chitosan như chất trợ keo tụ tự nhiên để thu sinh khối của

vi tảo xanh Chlorella sorokiniana. Kết quả cho thấy trên 99% sinh khối của vi tảo được kết lắng ở nồng độ chitosan 2 mg/L và pH nhỏ hơn 7. Sơ bộ đánh giá chi phí tác

chitosan thấp hơn so với phương pháp ly tâm và lọc. Tác giả ước tính để thu một tấn

sinh khối vi tảo bằng chitosan thì chi phí khoảng 200 USD. Granados và cộng sự

(2012) nghiên cứu sử dụng chitosan, một số muối kim loại và hệ chất đa điện phân để

thu sinh khối của một số loài vi tảo nước ngọt (Chlorella vulgaris, C. fusca,

Scenedesmus sp. và S. subspicatus). Tác giả kết luận rằng hiệu quả thu hồi sinh khối

của vi tảo phụ thuộc vào chất trợ keo tụ và nồng độ sử dụng của chúng. Ahmad và cộng sự (2011) báo cáo rằng 99 % vi tảo Chlorella sp. đã được kết lắng ở nồng độ

chitosan 10 ppm, hiệu suất kết bông đạt 95-100%, khi sử dụng nồng độ chitosan 20 ppm để thu hồi sinh khối vi tảo Chlorella và 2ppm đối với loài S. costatum (Morales và cộng sự 1985). Trong nghiên cứu của Sirin (2011) hiệu suất thu hồi vi tảo

Phaeodactylum tricornutum đạt 90% ở pH 9.9 khi sử dụng chitosan với nồng độ 20

ppm.

Ngoài việc sử dụng chitosan thông thường thì một số tác giả đã thử nghiệm sử

dụng chitosan có kích thước nano và một số dẫn xuất từ chitosan. Hiệu quả thu sinh

khối vi tảo Nannochloropsis sp .bằng nanochitosan với chitosan được thực hiện bởi

Farid và cộng sự (2013). Theo đó, nanochitosan cho hiệu quả thu sinh khối vi tảo cao hơn chitosan khoảng 9%. Như vậy, kích thước của chất trợ keo tụ có thể là một trong

những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trợ lắng vi tảo.

Nhìn chung, sử dụng chitosan để thu sinh khối vi tảo là phương pháp có nhiều

tiềm năng vì hầu hết những nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm đều chỉ ra rằng sinh

khối thu được có chất lượng tốt so với các phương pháp khác. Ngoài ra, chitosan là

polymer sinh học nên khi nó có trong sinh khối vi tảo không ảnh hưởng đến sức khỏe

của động vật nuôi hay người sử dụng sinh khối vi tảo. Mặc dù tới nay, nghiên cứu sử

dụng chitosan đã được thực hiện trên nhiều loài sinh khối vi tảo khác nhau trên thế giới.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế ở Việt Nam. Do vậy,

nghiên cứu thực hiện trên đối tượng vi tảo nuôi ở Việt Nam cần được thực hiện để có cơ

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)