Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 35 - 37)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Những đóng góp của đề tài

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nhiều loài vi tảo đã được sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy

sản đặc biệt cho đối tượng giống và ương ấu trùng động vật hai mảnh vỏ và giáp xác.

Chaetoceros gracilis, Tetraselmis suecica, Thalassiosira pseudonana

Nannochloropsis sp. là những loài vi tảo được sử dụng phổ biến hiện nay. Hầu hết các

công trình nghiên cứu về vi tảo hiện nay tập trung vào việc nuôi sinh khối vi tảo. Để

sử dụng sinh khối vi tảo làm thức ăn cho thủy sản, người ta thường thường bơm trực

tiếp sinh khối và môi trường nuôi sinh khối vào bể nuôi. Để nâng cao hiệu quả sử dụng

sinh khối làm thức ăn nuôi và bảo quản sinh khối nhằm chủ động được nguồn thức ăn,

thì việc thu sinh khối vi tảo là một việc làm cần thiết. Phương pháp thu phổ biến hiện

nay ở các cơ sở nuôi vi tảo là li tâm hoặc lọc. Phương pháp li tâm có chi phí cao và

làm giảm chất lượng của sinh khối vi tảo, trong khi đó phương pháp lọc không phù hợp để thu sinh khối của vi tảo có kích thước nhỏ như Thalasiossira pseudonana.

Phương pháp keo tụ được xem như một giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn

chế của phương pháp li tâm và lọc. Cho đến nay, tại Việt Nam những công bố khoa

học cũng như ứng dụng thực tế của phương pháp keo tụ trong thu hồi sinh khối vi tảo

làm thức ăn cho thủy sản còn rất hạn chế. Lý Bích Thủy và Ngô Thị Thu Thảo (2013) đã nghiên cứu sử dụng 2 muối kim loại FeCl3 và Al2(SO4)3 và NaOH trong việc thu

hồi sinh khối của hai loài vi tảo Chaetoceros gracilis, Nannochloropsissp. Sinh khối thu được thử nghiệm để làm thức ăn cho nghêu giống (Meretix lyrata). Tác giả đánh

giá hiệu quả thu sinh khối vi tảo dựa trên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giống.

Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi sinh khối của phương pháp chưa được đánh giá. Kết quả

nghiên cứu cho thấy sinh khối vi tảo Chaetoceros gracilis thu bằng Al2(SO4)3 cho tỷ lệ

nghêu sống cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của nghêu sử dụng sinh khối này rất thấp

chỉ đạt 15,63%. Nguyên nhân của kết quả này có thể là do sự ảnh hưởng xấu đến sức

khỏe nghêu giống của dư lượng kim loại nặng trong sinh khối vi tảo. Hồ Quốc Phong

và cộng sự (2014) đã nghiên cứu sử dụng phương pháp li tâm để thu sinh khối vi tảo

Chlorellasp. định hướng sử dụng sản xuất diesel sinh học. Hàm lượng lipid và lượng

sinh khối được xác định. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả không đánh giá hiệu

quả thu sinh khối của phương pháp li tâm so với các phương pháp thu sinh khối vi tảo

khác.

Phần lớn các nghiên cứu gần đây về sinh khối vi tảo tập trung vào đánh giá hàm lượng một số chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate và khoáng. Trần Thị Lê

Trang (2013) đã đánh giá sự ảnh hưởng của các mức nitơ trong môi trường nuôi đến hàm lượng protein và lipid của vi tảo Spirulina platensis. Kết quả cho thấy hàm hàm

lượng nitơ trong sinh khối vi tảo thu được tỷ lệ thuận với lượng nitơ trong môi trường nuôi. Tuy nhiên, hàm lượng lipid lại có xu hương ngược lại. Hàm lượng protein và

lipid đạt giá trị cao nhất lần lượt là 69,64 và 13,48% khối lượng khô. Theo Hoàng Thị

Minh Hiền và cộng sự (2013), sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium mangrovei PQ6 phân lập tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giangcó hàm lượng axít béo omega- 3 và omega-6 chiếm đến 60,937% so với tổng số axít béo có trong thành phần axít béo

tự do, trong đó, hàm lượng DHA và EPA đạt 22,438% và 14,304% so với tổng số axít

béo. Với kết quả này tác giả đã kết luận rằng hỗn hợp axít béo tự do thu được từ sinh

khối vi tảo Schizochytrium mangrovei là nguyên liệu tốt cho sản xuất dầu sinh học

động vật nuôi. Những nghiên cứu về các chất có hoạt tính sinh học của sinh khối vi tảo

nuôi trồng tại Việt Nam đến nay còn rất hạn chế.

Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất thành công chitosan từ nguyên liệu còn lại

trong quá trình chế biến tôm và mực. Chitosan đã được nghiên cứu trong lĩnh vực xử

lý nước thải, trong y dược, làm thức ăn cho gia động vật nuôi và phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, cho đến nay những công bố liên quan đến việc sử dụng chitosan để

thu sinh khối của vi tảo còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế này, nghiên cứu hiện tại đánh giá hiệu quả thu sinh khối vi tảo Thalasiossira pseudonana bằng chitosan, so sánh với phương pháp li tâm và sử dụng kim loại nặng. Nghiên cứu cũng xác định hàm

lượng một số chất có hoạt tính sinh học, khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo

Thalasiossira pseudonana, so sánh với phương pháp thu bằng li tâm. Hoạt tính chống

oxy hóa của sinh khối vi tảo này cũng được so sánh với những chất chống oxy hóa thương mại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá khả năng chống oxy hóa của sinh khối vi tảo (thalassiosira pseudonana) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)