Quy trình thiết lập mô hình quản lý năng lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 105 - 113)

Nhiệm vụ của người QLNL là phải tìm hiểu chi tiết thị trường TKNL, các công ty cung cấp thiết bị, công ty cung cấp giải pháp và các công ty thực hiện dịch vụ TKNL. Sau đó lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ TKNL để thực hiện chương trình TKNL.

Có thể tiến hành thiết lập một chương trình TKNL theo mô hình sau: Quy trình thiết lập một chương trình QLNL cho toà nhà:

Hình 4.1. Quy trình thc hin mt chương trình qun lý năng lượng tòa nhà[3]

Chi tiết các bước thiết lập chương trình QLNL:

Bước 1: Nhận thức và cam kết về tiết kiệm năng lượng của chủ tòa nhà:

Cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo cao nhất là yếu tố chủ chốt cho sự thành công của một chương trình quản lý năng lượng (QLNL). Sự hỗ trợ từ cấp cao nhất của tòa nhà cho thấy rằng chương trình QLNL là một hoạt động quan trọng và đáng làm đối với tòa nhà. Cần bổ nhiệm Quản lý Cao cấp cho chương trình QLNL, người đó phải là trách nhiệm, quan tâm đến QLNL, có định hướng rõ ràng cho người khác và có uy thế tốt với các thành viên trong ban lãnh đạo.

Bước 2: Thành lập Ban Quản lý năng lượng của tòa nhà:

Cần bổ nhiệm các đại diện từ các đơn vị có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sử dụng NL của tòa nhà (chẳng hạn quản lý sản xuất, quản lý trang thiết bị, tài chính, nhân sự, mua sắm thiết bị vật tư, đào tạo, hành chánh v.v..) làm thành viên.

Bổ nhiệm một người đứng đầu ban QLNL (chẳng hạn Quản lý Cao cấp của tòa nhà có quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng của tòa nhà) và thư ký (chẳng hạn Quản lý NL) cho Ban QLNL.

Ban QLNL phục vụ như một bộ phận trung gian giữa lãnh đạo và cấp thực hiện bên dưới, sẽ được hỗ trợ bởi người Quản lý NL trong vai trò một “thư ký”.

Vai trò và trách nhim ca Ban QLNL

• Chuẩn bị các mục tiêu và kế hoạch NL của tòa nhà. • Phê duyệt mục tiêu và kế hoạch NL của tòa nhà. • Giám sát việc thực hiện kế hoạch NL của tòa nhà. • Hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch NL của tòa nhà.

• Phê duyệt các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện kế hoạch NL của tòa nhà. • Xem xét kiểm tra thực hiện các tiêu trí về năng lượng.

• Xem xét và điều chỉnh chính sách, mục tiêu và kế hoạch NL của tòa nhà.

Bước 3: Kiểm toán năng lượng sơ bộ tòa nhà [3]

Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng để hoàn thành chương trình quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc như: khảo sát xem các thiết bị sử dụng năng lượng như thế nào và các khoản chi phí cho việc sử dụng năng lượng như thế nào, đồng thời đưa ra một chương trình nhằm thay đổi phương thức vận hành, cải tạo hoặc thay thiết bị tiêu thụ năng lượng hiện tại và các bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ năng lượng để đạt được mục tiêu TKNL.

1. Đơn v thc hin vic KTNL sơ b

Ban QLNL của tòa nhà có thể tìm kiếm một Công ty dịch vụ KTNL và ký hợp đồng với họ, công ty này chịu trách nhiệm triển khai việc KTNL sơ bộ với sự trợ giúp của Ban QLNL của tòa nhà.

2. Thc hin vic KTNL sơ b theo các bước sau:

Hình 4.2. Sơđồ các bước tiến hành kim toán năng lượng sơ b tòa nhà

3. Vai trò ca Ban QLNL trong quá trình KTNL sơ b

Trong giai đoạn này người QLNL phải hợp tác với các kiểm toán viên, tạo điều kiệm cho họ tham quan và khảo sát toà nhà.

4. Kết quđạt được

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán sơ bộ, các kiểm toán viên sẽ viết một báo cáo về kết quả của việc kiểm toán sơ bộ, tóm tắt các nội dung : hiện trạng tiêu thụ năng lượng của toà nhà, các cơ hội TKNL, đề xuất các phương án triển khai để tiến hành việc KTNL chi tiết.

Bước 4: Kiểm toán năng lượng chi tiết và đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng TK&HQ.

Thu thập dữ liệu tiêu thụ năng lượng của toà nhà, lập biểu đồ tiêu thụ năng lượng, so sánh với các biểu đồ cơ sở dữ liệu mẫu, từ đó tìm ra được mức độ tiêu thụ năng lượng của toà nhà, đồng thời chỉ ra được các ứng dụng tiêu thụ năng lượng lớn trong toà nhà để tìm ra giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của toà nhà. Tiến hành phân tích chi tiết tiêu thụ năng lượng trong toà nhà, tính toán chính xác và phân tích được các hiệu quả tài chính, kinh tế và lợi ích môi trường.

1. Đơn v thc hin vic KTNL chi tiết

Công ty dịch vụ KTNL chịu trách nhiệm triển khai việc KTNL chi tiết với sự trợ giúp của Ban QLNL của tòa nhà.

Hình 4.3. Sơđồ các bước tiến hành kim toán năng lượng chi tiết tòa nhà

KTNL chi tiết sử dụng thông tin có được từ kiểm toán sơ bộ làm xuất phát điểm, kiểm toán thường liên quan đến địa điểm khảo sát nhiều lần, thời gian của kiểm toán phụ thuộc vào việc đo kiểm. Các kiểm toán viên thực hiện các công việc sau trong quá trình KTNL chi tiết:

Kiểm tra danh sách các thông tin:

• Tiêu thụ năng lượng và chi phí cho năng lượng

• Chi tiết về tiêu thụ năng lượng và chi phí hàng tháng.

• Chi tiết hệ thống năng lượng

• Sơ đồ toà nhà và hệ thống các thiết bị tiêu thụ năng lượng

• Chi tiêt về những thành phần tiêu thụ năng lượng chính trong toà nhà

• Thu thập thông tin về bảo trì thiết bị, cách tổ chức, năng lực/ kỹ năng vận hành.

• Lập biểu đồ tiêu thụ năng lượng, tính toán cân bằng năng lượng.

Phương pháp

• Sắp xếp các biện pháp đã nhận diện ở bước KTNL sơ bộ theo thứ tự ưu tiên.

• Đánh giá tiềm năng tiết kiệm của từng giải pháp để cải thiện việc sử dụng năng lượng một cách TK & HQ.

• Đo lường lượng tiêu thụ trong một giai đoạn thời gian để xác định đặc điểm của nó.

• Phân tích chi phí/lợi ích của các biện pháp được nhận diện

• Xây dựng kế hoạch và tiến hành lắp đặt thiết bị đo.

• Xem xét từng biện pháp một cách riêng biệt – như là một dự án riêng

Đối với mỗi biện pháp:

• Nghiên cứu chi tiết

• Giám sát việc tiêu thụ năng lượng trong một giai đoạn cụ thể

• Ước tính mức đầu tư trên cơ sở chi phí của nhà cung cấp thiết bị.

• Phân tích lợi ích, chi phí – thời gian hoàn vốn giản đơn, IRR, NPV

• Đưa ra các đề xuất cho việc triển khai

• Nên xem xét việc kết hợp giữa các biện pháp

Đưa ra các đề xuất

Ngắn hạn: Các biện pháp có chi phí thấp và thời gian hoàn vốn tương đối ngắn (1 năm).

Trung hạn: Các biện pháp sử dụng công nghệ đã được chứng minh để thay thể cho những thiết bị hiện tại hoặc lắp bổ sung. Thời gian hoàn vốn vừa phải (2-3 năm) Dài hạn: Các biện pháp bao gồm việc thay đổi những qui trình chính. Thời gian hoàn vốn dài hơn (4 năm hoặc hơn)

3. Vai trò ca Ban QLNL trong quá trình KTNL chi tiết

Cung cấp thông tin về toà nhà như: bản vẽ thiết kế các hệ thống thiết bị, số liệu tiêu thụ năng lượng hàng tháng, hàng năm của toà nhà… và trợ giúp cho các kiểm toán viên của Cty DVTKNL trong việc tìm hiểu hệ thống hạ tầng và thiết bị của toà nhà.

Trong giai đoạn này người QLNL phải nắm được nội dung quy trình thực hiện KTNL và điều động nhân sự cùng tham gia để học hỏi kinh nghiệm thu thập thông tin của các kiểm toán viên.

4. Kết quđạt được

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán chi tiết, các kiểm toán viên sẽ viết một báo cáo về kết quả của việc kiểm toán chi tiết, tóm tắt các nội dung : hiện trạng tiêu thụ năng lượng của toà nhà, các cơ hội TKNL, đề xuất các phương án triển khai để thực hiện một chương trình QLNL cho toà nhà.

Chủ toà nhà sẽ xem xét báo cáo của đơn vị kiểm toán và các báo cáo của Ban QLNL để đưa ra quyết định.

Bước 5: Thực hiện đầu tư dự án TK&HQ năng lượng

1. Đơn v thc hin

Ban quản lý toà nhà có thể giao việc thực hiện dự án TK&HQ năng lượng này cho Ban QLNL của toà nhà theo các giải pháp mà Cty DVKTNL đã đề xuất.

Ban quản lý toà nhà có thể thuê Cty DVKTNL thực hiện các giải pháp TK&HQ năng lượng.

2. Thc hin d án theo các bước sau

Ban QLNL của toà nhà tiến hành thực hiện các giải pháp TK&HQ năng lượng theo đề xuất của Cty DVKTNL.

Công ty DVTKnăng lượng ký hợp đồng tư vấn với chủ toà nhà để thực hiện các giải pháp TK&HQnăng lượng cho toà nhà.

3. Vai trò ca Ban QLNL trong quá trình thc hin d án TK&HQ năng lượng

Thay mặt cho chủ toà nhà theo dõi và giám sát việc thực hiện các giải pháp TK&HQ năng lượng theo hợp đồng mà chủ toà nhà đã ký với Cty DVKTNL.

Người QLNL, chỉ đạo Ban QLNL, phân công nhân sự cùng tham gia và giám sát quá trình triển khai, đo lường, lắp đặt, điều chỉnh và đưa thiết bị vào vận hành với các nhân viên của nhà cung cấp DVTK năng lượng.

(4). Kết quđạt được

Các giải pháp về TK&HQ năng lượng được thực hiện tại toà nhà. Đây là kết quả quan trọng nhất của cả quá trình thực hiện một dự án TK&HQ năng lượng.

Một dự án TK&HQ năng lượng được đánh giá thành công là dự án đạt được mức TKNL và giảm phát thải khí nhà kính trên 50% so với tổng mức TKNL và giảm phát thải dự tính được đề xuất trong báo cáo KTNL chi tiết.

Bước 4: Báo cáo hoàn thành dự án TK&HQ năng lượng

Đây là bước Cty DVKTNL soạn thảo và nộp báo cáo hoàn thành các dự án (các giải pháp) TK&HQ năng lượng theo hợp đồng đã ký với chủ toà nhà.

1. Đơn v thc hin

Cty DVKTNL thực hiện việc viết báo cáo tổng kết.

2. Thc hin bước này như sau

Cty DVKTNL tiến hành lập báo cáo hoàn thành các dự án ngay sau khi việc thực hiện kết thúc. Trong báo cáo này, Cty DVKTNL nêu tóm tắt quá trình thực hiện các giải pháp TK&HQ năng lượng tại toà nhà và tính kết quả TKNL và giảm phát thải khí nhà kính đạt được tại toà nhà này.

3. Vai trò ca Ban QLNL trong quá trình thc hin d án TK&HQ năng lượng

Ban QLNL, đứng đầu là người QLNL, kiểm tra, đánh giá và xác nhận các báo cáo kết thúc dự án TK&HQ năng lượng do Cty DVKTNL thực hiện.

Báo cáo với Ban quản lý toà nhà về những công việc đã thực hiện và những kết quả đặt được trong việc triển khai chương trình QLNL trong toà nhà.

4. Kết quđạt được

Các giải pháp về TK&HQ năng lượng được thực hiện tại toà nhà. Đây là kết quả quan trọng nhất của cả quá trình thực hiện một dự án TK&HQ năng lượng.

Ban QLNL của toà nhà thu nhận được nhiều kiến thức về việc triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện một dự án TKNL.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 105 - 113)