Khảo sát, đánh giá hiện cung cấp và sử dụng năng lượng trong toà nhà cao tầng ở Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 25 - 27)

cao tầng ở Việt Nam.[6]

Trong những năm vừa qua, từ khi thực hiện chính sách mở cửa và chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhu cầu năng lượng sử dụng trong khu vực này đã gia tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là các khu vực đô thị. Tốc độ tỉ lệ tăng trưởng của khu vực nhà ở và công trình công cộng trong giai đoạn 1996 – 2000 trung bình 12% hàng năm. Hiện nay, tốc độ này là khoảng 15% và sẽ cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của tốc độ đô thị hoá và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Năng lượng sử dụng trong các toà nhà, đặc biệt các công trình cao tầng và thương mại tại Việt Nam là lớn, nhưng lại tản mạn, không tập trung. Do đó việc kiểm soát và vận động thực hiện TKNL khó hơn nhiều so với các hộ tiêu thụ năng lượng trong khu vực công nghiệp hay giao thông. Do vậy cần thiết phải khảo sát những trở ngại rào cản để tìm ra nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp thực hiện hữu hiệu[2].

Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng cũng như nhiều đô thị loại 1 và 2 khác trong cả nước đã xuất hiện nhiều công trình nhà ở chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, khách sạn 4 – 5 sao với số phòng lớn, các trung tâm thương mại siêu thị. Đây là nguồn tiêu thụ năng lượng lớn cần quan tâm. Chỉ tính riêng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có hàng trăm dự án các khu đô thị mới, cùng với các công trình nhà ở căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Nhiều công trình khách sạn cao tầng, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại có diện tích sàn sử dụng trên 10.000m2 và tiêu thụ điện năng lớn hơn 1

– 2 triệu KWh/năm. Đây là những hộ tiêu thụ điện năng lớn cần được quản lý và có biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.

Trong khu vực các công trình thuộc nhà nước quản lý, việc sử dụng năng lượng vẫn lãng phí và kém hiệu quả. Do bao cấp và thiếu kiểm soát, vẫn tồn tại tập quán sử dụng, vận hành thiếu ý thức (như ra khỏi phòng không tắt đèn, mở cửa khi bật điều hoà,...) cùng những yếu tố chủ quan như sử dụng các thiết bị kém hiệu suất năng lượng, lắp đặt thiết bị không đúng, chưa quan tâm đúng mức đến khả năng cách nhiệt của các loại vật liệu xây lắp kết cấu bao che của các công trình, không tận dụng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên... Phần lớn các công trình công cộng như các toà nhà hành chính, trường học, bệnh viện, khách sạn... được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị cũ lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Mặt khác, do hạn chế của điều kiện kinh tế xã hội nên việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu quả và gây lãng phí.

Đối với việc xây dựng các công trình nhà ở và công trình công cộng từ các nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đã bắt đầu có ý thức tiết kiệm để giảm khoản chi phí tiền điện hàng tháng. Nhiều công trình khách sạn và công trình cao tầng mới xây dựng tại các đô thị từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Những công trình này thường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn của nước ngoài. Trong số đó phần lớn công trình đã được thiết kế không thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và kinh tế kỹ thuật của Việt Nam. Trong quá trình vận hành sử dụng nhiều năng lượng một cách không hợp lý và có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả, trong đó có qui định về TKNL trong các toà nhà. Tháng 11/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định ban hành Qui chuẩn Xây dựng Việt Nam – Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả. Lần đầu tiên Việt Nam đã ban hành một khung pháp qui kỹ thuật về TKNL trong công tác thiết

kế xây dựng các công trình cao tầng và thương mại. Những qui định này bắt buộc đối với các công trình có qui mô diện tích sàn sử dụng trên 2500 m2 trở lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 25 - 27)