3.1.2.1 Hệ thống Điều hòa không khí
Trước đây các phòng khách sạn Khu A sử dụng 144 máy lạnh hiệu Sanyo hiệu suất trung bình với COP là 2.54, công suất lạnh của máy là 5.15 KW. Từ tháng 10/2007 khách sạn đã thay toàn bộ các máy cũ sang loại máy của hãng Daikin hiệu suất cao có hệ số COP = 3.12, công suất lạnh 5.3kW. Giúp tiết kiệm hơn 18% điện năng tiêu thụ cho máy và tăng hiệu quả tiện nghi cho khách.
a. Chi phí đầu tư ban đầu
Tên thiết bị ĐHKK - Số lượng thay thế (bộ)
Đơn giá mua sắm (VNĐ)/bộ
Thành tiền (VNĐ)
Chênh lệch (VNĐ) Điều hòa hiệu Sanyo
- Công suất lạnh: 5.15 kw - COP: 2.54
144 10,600,000 1,526,400,000
Điều hòa hiệu Daikin - Công suất lạnh: 5.3 kw - COP: 3.12
144 12,000,000 1,728,000,000 201,600,000
b. Hiệu quả từ việc thay thế máy điều hòa Sanyo bằng máy Daikin
Thông tin/ tính toán Đơn vị Số lượng
Giá điện giờ bình thường (6:00hrs – 18:00hrs) VND 1,551 Số giờ vận hành trung bình mỗi ngày Giờ/ngày 9.5 Số ngày vận hành trong năm Ngày/năm 260 Số giờ vận hành trung bình trong năm Giờ/năm 2,470
Khi dùng máy Sanyo phục vụ cho khách sạn
Công suất điện mà 1 máy chạy khi đầy tải kW 2.028
Số lượng máy Máy 144
Công suất điện mà 144 máy chạy khi đầy tải kW 291.969 Chi phí điện tăng tiêu thụ trung bình 1 năm kWh/năm 721,162.205
Khi dùng máy Daikin phục vụ cho khách sạn
Công suất điện mà 1 máy chạy khi đầy tải kW 1.699
Số lượng máy Máy 144
Công suất điện mà 144 máy chạy khi đầy tải kW 244.615 Chi phí điện tăng tiêu thụ trung bình 1 năm kWh/năm 604,200
Tiết kiệm điện năng sau khi dùng máy Daikin
Điện năng cắt giảm sau 1 năm kWh/năm 116,962 Chi phí điện giảm 1 năm VND /năm 181,408,379
Tổng điện năng tiết kiệm khoảng 116,962 KWh/năm tương đương 181triệu đồng/năm.
Lắp đặt thêm các bộ điều khiển từ xa giúp nhân viên tiếp tân chủ động đóng mở các AHU khu vực đại sảnh theo giờ quy định, giúp tiết kiệm giảm 5% điện năng tiêu thụ, tương đương khoảng 8 triệu đồng/ năm.
3.1.2.2 Hệ thống chiếu sáng
Với loại hình kinh doanh khách sạn du lịch thì vẻ đẹp mỹ quan là yếu tố quan trọng, hệ thống chiếu sáng là phần nhân tố góp phần tăng vẻ đẹp mỹ quan nhưng cũng chiếm phần khá đáng kể tổng điện năng tiêu thụ khách san. Vì vậy sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu các loại sản phẩm trên thị trường, khách sạn đã có những bước đi mạnh dạn cải tạo thay thế hơn 4,400 đèn chiếu sáng dây tóc 40W, 60W sang các loại đèn tiết kiệm compact 9W, 11W, 18W ở các khu vực khác nhau như khu phòng khách, khu hành lang, nhà hàng,…
a. Chi phí đầu tư ban đầu Tên thiết bị chiếu
sáng
Số lượng thay thế (chiếc)
Đơn giá mua sắm (VNĐ)/chiếc Thành tiền (VNĐ) Chênh lệch (VNĐ) Bóng đèn dây tóc 4,400 10,000 44,000,000 Bóng đèn Compact 4,400 30,000 132,000,000 88,000,000
b. Hiệu quả từ việc thay thế Bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn Compact
Thông tin/ tính toán Đơn vị Số lượng
Giá điện giờ bình thường (6:00hrs – 18:00hrs) VND 1,551 Số giờ vận hành trung bình mỗi ngày Giờ/ngày 9.5 Số ngày vận hành trong năm Ngày/năm 260 Số giờ vận hành trung bình trong năm Giờ/năm 2,470
Khi dùng Bóng đèn dây tóc phục vụ cho khách sạn
Công suất điện mà 1 Bóng đèn dây tóc hoạt động kW 0.06
Số lượng bộ Bộ 4,400
Công suất điện mà 4400 bộ Bóng đèn dây tóc hoạt động kW 264 Chi phí điện tăng tiêu thụ trung bình 1 năm kWh/năm 652.080
Khi dùng Bóng đèn compact phục vụ cho khách sạn
Công suất điện mà 1 Bóng đèn Compact hoạt động kW 0.013
Số lượng bộ Bộ 4,400
Công suất điện mà 4400 bộ Bóng đèn Compact hoạt động
kW 57.2
Chi phí điện tăng tiêu thụ trung bình 1 năm kWh/năm 141,284
Tiết kiệm điện năng sau khi dùng Bóng đèn compact
Điện năng cắt giảm sau 1 năm kWh/năm 510,796
Chi phí điện giảm 1 năm VND /năm 792,244,596
Sau khi cải tạo thay thế các đèn chiếu sáng đã giúp tiết kiệm 70% điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng, và đã giúp tiết kiệm khoảng 7.08% tổng điện năng tiêu thụ của toàn toà nhà trong năm 2007, tương đương 510,796 KWh/năm và giúp tiết kiệm 792 triệu đồng/năm.
Các khu vực công cộng lắp đèn chiếu sáng và trang trí loại Compact vẫn đảm bảo mỹ quan.
Khách sạn tận dụng tối đa ưu điểm của lối kiến trúc Pháp nên luôn nhận được lượng ánh sáng tự nhiên và gió tươi khá lớn, đặc biệt là đối với các khu vực công cộng như hành lang, sảnh, hội trường, phòng họp, café tầng thượng, cầu thang và các phòng khách,…giúp giảm thiểu việc sử dụng đèn chiếu sáng cho các khu vực này đồng thời đảm bảo chất lượng không khí tốt.
Khách sạn bố trí lắp đặt thêm các bộ định giờ (Timer), thực hiện quản lý giám sát thời gian hoạt động các đèn trang trí, đèn chiếu sáng mặt tiền khách sạn tránh lãng phí năng lượng khi không cần thiết.
Ngoài ra khách sạn đã ban hành các quy định hướng dẫn vận hành sử dụng tắt mở các thiết bị tiêu thụ điện hợp lý. Với các đèn chiếu sáng hành lang Khách sạn đưa ra các hướng dẫn cụ thể ngay trên bề mặt công tắc điều khiển chủ động tác động đến ý thức tiết kiệm của nhân viên khách sạn nhằm tránh lãng phí điện năng.
3.1.3 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Khách sạn đã tiến hành nhiều cải tiến thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, bằng các giải pháp hữu ích đã giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ và chi phí vận hành, sau đây là các biện pháp cụ thể mà khách sạn đã áp dụng để tiết kiệm năng lượng:
Các giải pháp về mặt cải tạo kỹ thuật:
9 Thay các bóng đèn dây đốt bằng các bóng đèn compact hoặc đèn hiệu suất cao.
9 Thay thế các máy điều hòa không khí cục bộ hiệu suất thấp bằng máy điều hòa hiệu suất cao.
9 Tận dụng công suất dư hệ thống nước nóng trung tâm lò hơi sử dụng thêm cho 36 phòng khách thay cho bình nước nóng dùng điện.
9 Lắp đặt hệ thống nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời công suất 13,000 lít/ngày sử dụng cho 85 phòng khách sạn.
9 Lắp đặt thêm bộ inverter điều khiển hoạt động của bơm nước thủy cục bộ 5HP.
9 Lắp thêm các cửa Euro Window và Us Window cho các cửa sổ và cửa ra ban công.
9 Lắp đặt thêm thiết bị điều khiển từ xa tắt mở AHU khu vực đại sảnh.
Các giải pháp về mặt cải tạo kỹ thuật:
9 Lắp các đồng hồ phụ để theo dõi và kiểm soát điện tiêu thụ cho từng khu vực.
9 Điều chỉnh tắt mở các thiết bị, điện chiếu sáng từng khu vực theo các quy định cụ thể ứng với nhu cầu sử dụng.
9 Kiểm soát nhiệt độ cài đặt máy ĐHKK trung tâm và máy ĐHKK cục bộ các khu vực công cộng.
9 Thiết lập và áp dụng quy trình vận hành các thiết bị giặt và là vào giờ thấp điểm.
Khách sạn cũng đã áp dụng một vài giải pháp chuyển đổi năng lượng gas và dầu DO sử dụng vào giờ cao điểm thay thế cho điện nhưng do hiện nay giá nhiên liệu liên tục tăng cao và ở mức cao khiến hiệu quả kinh tế mang lại không cao nên hiện không được áp dụng. Cụ thể có 2 giải pháp:
9 Sử dụng máy sấy gas thay cho sấy điện vào giờ cao điểm: trước đây giải pháp này giúp khách sạn tiết kiệm 29,5 triệu đồng/năm, nhưng hiện nay giá nhiên liệu tăng rất cao nên giải pháp này mang lại lợi ích kinh tế không cao.
9 Chuyển đổi chạy máy phát điện vào giờ cao điểm: đã giúp cho khách sạn giảm khoảng 360 triệu đồng/ năm, nhưng hiện nay giải pháp này không còn được ứng dụng.
Ngoài ra trong thời gian tới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng khách sạn có dự định tiếp tục cải tạo, thay thế và lắp đặt thêm biến tần cho các bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt của hệ thống lạnh trung tâm Water Chiller.
Khách sạn không những luôn luôn cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng mà còn luôn giám sát các giải pháp hiệu quả tiết kiệm mang lại, nếu các giải pháp tồn tại không phù hợp sẽ được loại bỏ ngay, tiếp tục chuyển hướng nghiên cứu đề xuất các giải pháp tốt hơn và hiệu quả hơn.
Tổng năng lượng tiết kiệm từ các giải pháp kỹ thuật đã thực hiện
STT Các giải pháp kỹ thuật Điện năng tiết
kiệm (kWh/năm)
Tiền tiết kiệm
(VND/năm)
1 Thay thếđèn dây tóc (công suất cao) sang
đèn compact (tiết kiệm) 510,796 792,244,596
2 Thay thế máy lạnh cục bộ hiệu suất cao 116,962 181,408,379
3
Tận dụng công suất dư hệ thống nước nóng trung tâm lò hơi sử dụng thêm cho 36 phòng khách thay cho bình nước nóng điện.
52,000 74,000,000
4
Lắp đặt hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời 13,000 lít/ngày cho 85 phòng khách sạn khu A.
232,770 331,000,000
5 Lắp đặt biến tần cho hệ thống bơm nước
thủy cục 5HP. 9,855 14,000,000 6
Lắt thêm các cửa Euro Window và Us Window cho các cửa sổ và các cửa ra ban công
45,727 65,000,000
7 Lắp đặt thêm thiết bịđiều khiển từ xa tắt
mở AHU khu vực đại sảnh 5,625 8,000,000
Tổng
- 719,866 1,465,625,975
Dưới sự chỉ đạo của ban Giám Đốc và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên quản lý của khách sạn trong việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm hàng năm khách sạn đã tiết kiệm được 20.15% lượng điện năng tiêu thụ.
3.1.4 Công tác quản lý năng lượng và bảo dưỡng của khách sạn Majestic. 3.1.4.1 Công tác quản lý năng lượng trong khách sạn 3.1.4.1 Công tác quản lý năng lượng trong khách sạn 3.1.4.1 Công tác quản lý năng lượng trong khách sạn
Khách sạn luôn có chính sách quản lý năng lượng khá chặt chẽ và công tác bảo dưỡng luôn được thực hiện thường xuyên. Công tác quản lý năng lượng được thực hiện song song với mô hình quản lý của khách sạn theo sơ đồ cấu trúc thu nhập và phản hồi thông tin.
Hình 3.1. Sơđồ cấu trúc chức năng quản lý năng lượng của khách sạn
Từ sơ đồ cấu trúc chức năng trên cho thấy hầu hết các bộ phận không chỉ thực hiện công tác chuyên môn mà phải tự giám năng lượng trong công việc hàng ngày. Nếu tình trạng bất thường xảy ra sẽ phản hồi thông tin đến bộ phận chuyên trách giải quyết tránh thất thoát xảy ra. Mô hình này giúp khách sạn quản lý năng lượng tương đối hiệu quả và nâng cao được hiệu quả sử dụng năng lượng.
Công cụ kỹ thuật quản lý năng lượng được sử dụng thông qua các thiết bị đo đếm điện năng. Các thiết bị này đều được phân bố tập trung ở 2 khu vực gần nhau nhằm dễ dàng thực hiện giám sát điện năng của các loại tải tiêu thụ. Hầu hết các tải được phân loại bố trí riêng rẽ theo mục đích sử dụng riêng, từ đó khách sạn họ lắp đặt các đồng hồ đo đếm tương ứng với mục đích sử dụng. Tổng số các đồng hồ đo đếm của khách sạn là 23 đồng hồ ( gồm 2 đồng hồ tổng và 21 đồng hồ phụ), ngoài ra còn lắp bổ sung thêm 4 đồng hồ nước đo lưu lượng nước sử dụng cho toàn khách sạn.
Qua các công cụ quản lý năng lượng trên đây hàng ngày khách sạn luôn có bộ phận theo dõi giám sát thu thập số liệu năng lượng tiêu thụ. Từ đó các bộ phận chuyên trách này thực hiện thống kê phân tích tình hình sử dụng năng lượng trong
ngày tương ứng với số liệu tình hình kinh doanh trong ngày. Với cơ cấu quản lý năng lượng như vậy sẽ giúp cho khách sạn cải thiện vấn đề sử dụng năng lượng.
Ngoài ra khách sạn luôn hưởng ứng các phong trào tiết kiệm điện và chống lãng phí thực hiện theo chỉ đạo của thủ tướng Chính Phủ. Ban Giám Đốc khách sạn cũng rất quan tâm đến vấn đề này luôn phát động nhiều phong trào tiết kiệm điện trong khách sạn với khẩu hiệu gây ấn tượng mạnh mẽ:
“TIẾT KIỆM LÀ GIẢI PHÁP SỐNG CÒN CỦA CHÚNG TA”
Cùng với việc phát động phong trào tiết kiệm điện ban Giám Đốc khách sạn đưa ra nhiều văn bản quyết định hướng dẫn tiết kiệm năng lượng, đây cũng có thể là dạng công cụ quản lý góp phần tích cực đến ý thức của nhân viên trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm khách sạn.
3.1.4.2 Các biện pháp bảo dưỡng.
Ngoài việc theo dõi năng lượng tiêu thụ, vấn đề bảo dưỡng thiết bị cũng rất được chú trọng đến. Hàng năm Khách sạn lập kế hoạch bảo trì và thay thế cụ thể cho từng thiết bị nhằm hướng đến hiệu quả sử dụng năng lượng của thiết bị tối ưu nhất luôn đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Lực lượng bảo trì, bảo dưỡng của khác sạn hiện có 22 người được phân chia nhiều lĩnh vực chuyên môn (điện, điện tử, điện lạnh, mộc, xây dựng,…) và được bố trí lịch làm việc hợp lý tương ứng và phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Qua quá trình tổng kết và thu thập số liệu, khách sạn có hơn 46,446 giờ công bảo trì mỗi năm để chăm sóc bảo dưỡng tòa nhà đảm bảo tính hoạt động liên tục, chất lượng phục vụ khách cao nhất..
3.1.4.3 Các chương trình đào tạo.
Song song với các kế hoạch quản lý môi trường, công tác tiết kiệm năng lượng cũng được thực hiện đồng bộ. Một phần không thể thiếu trong công tác tiết kiệm năng lượng là chương trình đào tạo kiến thức và nhận thức của toàn thể nhân viên khách sạn. Chương trình đào tạo này khá đa dạng từ các công tác nâng cao nhận
thức đến hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả … , Chương trình đào tạo luôn được thực hiện thường xuyên và luôn được sự quan tâm từ lãnh đạo cấp trên. Ngoài ra với từng bộ phận chuyên môn, khách sạn còn bổ sung thêm một vài khóa học khác nhau để nâng cao kỹ năng tác nghiệp trong khi làm việc (đào tạo an toàn bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, khóa học về môi trường,…)
Khách sạn thường xuyên kết hợp với các đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực này (Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM, Ener team,…) tham gia các khóa đào tạo về tiết kiệm năng lượng, cũng như kết hợp với tư vấn kiểm toán năng lượng.
3.1.5 Thông tin tiêu thụ năng lượng của tòa nhà
• Nhu cầu cao nhất/đỉnh (từng tháng) tháng 03/2007: 322,539 kWh
• Năng lượng sử dụng (từng tháng) năm 2007:
Lượng điện năng Tháng 2007 2006 2005 01 310,843 291,787 250,287 02 262,748 269,096 231,229 03 322,539 314,548 262,777 04 317,273 307,073 252,453 05 299,747 292,630 249,360 06 285,330 271,337 221,741 07 305,399 301,048 260,269 08 286,677 293,138 279,556 09 281,231 281,517 266,850 10 299,600 315,078 295,869 11 288,738 310,509 287,381 12 309,626 315,818 281,069 Tổng 3,569,751 3,563,579 3,138,841
Sau đây là biểu đồ thể hiện điện năng tiêu thụ theo tháng của khách sạn Majestic như sau:
200,000 210,000 220,000 230,000 240,000 250,000 260,000 270,000 280,000 290,000 300,000 310,000 320,000 330,000 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Tháng KWh 2007 2006 2005 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện điện năng tiêu thụ theo tháng của năm 2005 đến 2007
Nhìn trên đồ thị thể hiện sự tiêu thụ điện năng theo tháng của các năm 2005 đến năm 2007 của khách sạn Majestic ta thấy rằng:
• Lượng điện năng tiêu thụ của khách sạn lớn nhất vào khoảng tháng 4 và tháng 5 của năm.
• Lượng điện năng tiêu thụ của khách sạn nhỏ nhất vào khoảng tháng 2, tháng 6 và tháng 9 của năm.
• Tháng 2 lượng điện năng tiêu thụ của khách sạn thấp nhất là do tháng 2 là tháng giữa của mùa đông ở miền Bắc, còn miền Nam thì rất mát mẻ do vậy điện năng sử dụng để vận hành hệ thống điều hòa gần được sử dụng rất hạn chế. Tháng 6 là tháng giao thời giữa cuối mùa Xuân và bước sang đầu mùa hè, và tháng 9 là thời điểm cuối mùa hè và đầu mùa thu nên lượng điện năng tiêu thụ của khách sạn vẫn là