Công tác quản lý và bảo dưỡng của tòa nhà Petro Vietnam Towers

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 89)

3.2.4.1 Công tác quản lý năng lượng của tòa nhà.

Tòa nhà Petro Vietnam Towers được cung cấp điện từ trạm trung thế 22kV. Nguồn điện 22kV được hạ thế qua 2 biến thế 1500KVA và lắp đặt thêm tủ bù nhằm nâng cao hệ số cosγ phần hạ thế. Từ đây điện được phân phối đến các văn phòng, các thiết bị điện tiêu thụ trong tòa nhà qua 84 đồng hồ điện tương ứng với 84 khu vực tiêu thụ điện trong tòa nhà.

Điện năng cấp cho các khu vực trong tòa nhà đều thông qua các tủ đóng ngắt được bố trí tại mỗi tầng. Tất cả các tủ điện này được bố trí trong một không gian rộng rãi và theo từng dãy riêng rẽ nên rất thuận tiện trong công tác kiểm tra, theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị định kỳ.

Ban lãnh đạo cũng đặc biệt chú ý đến công tác quản lý năng lượng tiêu thụ tại tòa nhà. Do đặc điểm cho thuê văn phòng nên tất cả các khu vực tiêu thụ điện đều được lắp đặt các đồng hồ đo đếm. Vào các thời điểm cuối tháng nhân viên đều ghi chép cẩn thận số lượng điện tiêu thụ của từng khu vực, văn phòng,… Chính vì vậy, nếu có sự tăng giảm đột biến về lượng điện năng tiêu thụ đều được ban lãnh đạo khách sạn phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hệ thống ĐHKK trung tâm trong khách sạn được lắp đặt bộ điều khiển trung tâm giúp cho khách sạn quản lý rất tốt hệ thống đảm bảo hoạt động cũng như tiết kiệm năng lượng. Hệ thống chiếu sáng công cộng được lắp đặt các bộ timer định giờ giúp quản lý tốt nhu cầu chiếu sáng, tránh lãng phí.

Khách sạn có những quy định về thời gian hoạt động các khu vực, cắt hệ thống trong ngày như: sảnh, hành lang, hệ thống ĐHKK, chiếu sáng công cộng,… điển hình như:

9 Các đèn khu vực hành lang, sân vườn hoạt động từ 7h tối đến 6h sáng.

3.2.4.2 Công tác bảo dưỡng thiết bị của tòa nhà.

Để quản lý, bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị tiêu thụ điện cho tòa nhà, một đội ngũ kỹ sư gồm 1 kỹ sư trưởng và 3 kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm có nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị cũng như xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Đội ngũ này có trách nhiệm lập các kế hoạch bảo trì các thiết bị trong năm và đề xuất ban giám đốc ký kết các hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng với các công ty bên ngoài. Hàng năm tòa nhà dành ra 6,240 giờ công/ năm để quản lý, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống các thiết bị điện cho tòa nhà định kỳ một cách nghiêm túc dưới sự kiểm tra và giám sát kỹ lưỡng của kỹ sư trưởng.

3.2.4.3 Chương trình đào tạo

Nhằm cập nhật các thông tin, công nghệ tiên tiến, thiết bị mới về tiết kiệm năng lượng và cũng để quản lý tòa nhà ngày một hoàn thiện hơn, mỗi năm khách sạn đã dành ra khoảng 240 giờ cho việc đào tạo nhân viên thông qua các chương trình nâng cao tay nghề và cập nhật các công nghệ mới.

3.2.5 Thông tin tiêu thụ năng lượng

• Nhu cầu cao nhất/ đỉnh (từng tháng): 294,100 kWh

• Năng lượng sử dụng theo tháng năm 2007. Năm

2007 Lượng điện tiêu thụ (kWh)

Năm

2007 Lượng điện tiêu thụ (kWh) 1 246,100 7 244,900 2 236,100 8 257,600 3 244,800 9 250,700 4 294,100 10 249,700 5 287,200 11 255,400 6 277,100 12 248,200

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng KWh Năm 2007 Hình 3.3. Biu đồ th hin đin năng tiêu th theo tháng ca năm 2007

Nhìn trên đồ thị thể hiện sự tiêu thụ điện năng theo tháng của năm 2007 của tòa nhà Petro Vietnam Towers ta thấy rằng:

9 Lượng điện năng tiêu thụ của tòa nhà lớn nhất vào khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 6 của năm.

9 Lượng điện năng tiêu thụ của tòa nhà nhỏ nhất vào khoảng tháng 2 của năm.

9 Chênh lệch lượng điện năng tiêu thụ giữa các tháng của năm là không lớn, từ 236,100 kWh đến 294,100 kWh. Do tính chất của công trình là văn phòng cho thuê nên không có sự đột biến về lượng điện năng tiêu thụ giữa các tháng trong 1 năm mà lượng điện năng tiêu thụ của tòa nhà hàng tháng gần như tương đương.

3.2.6 Nhận xét về QLNL và các giải pháp sử dụng NLTK&HQ đang được thực hiện thực hiện thực hiện

9 Mặc dù ban lãnh đạo tòa nhà đã có rất nhiều những quan tâm về vấn đề sử dụng và quản lý hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà và cũng đưa ra rất nhiều các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lương trong quá trình

vận hành, cũng như các giải pháp kinh tế và kỹ thuật để nhằm thực hiện được mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, song vấn đề đó chưa được cụ thể bằng một phương thức quản lý mạch lạc và có hệ thống, nên hiệu quả của việc triển khai khai thác các thiết bị tiêu thụ năng lượng chưa thực sự hiệu quả và tiết kiệm.

9 Cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý năng lượng cho tòa nhà, nhằm mục đích đem lại lợi ích tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả các thiết bị cơ điện trong quá trình vận, giúp giảm chi phí vận hành các thiết bị sử dụng năng lượng trong tòa nhà, đem lại lợi ích về kinh tế.

3.3 Khảo sát tại Tòa nhà Vincom City Towers[11] 3.3.1 Tổng quan về tòa nhà Vincom City Towers.

Công ty cổ phần Vincom – Vincom JSC - tiền thân là công ty cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, chính thức hoạt động từ ngày 03/05/2002. Toạ lạc tại 191 Bà Triệu, tháp đôi Vincom gồm 21 tầng; 6 tầng dành cho Trung tâm thương mại và 15 tâng còn lại dành cho khối văn phòng. Toà nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích 80.390 m2 .

Được bao bọc bởi 4 con phố của Hà Nội là: Bà Triệu, Thái Phiên, Bùi Thị Xuân, Đoàn Trần Nghiệp, diện tích cho thuê gồm 48.000m2 khu văn phòng, 23.000 m2 trung tâm thương mại và hai tầng hầm dành cho bãi đậu xe (gần 4.700 m2 mỗi tầng hầm).

Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom được bố trí sang trọng và hiện đại từ tầng 1 tới tầng 5, với các thương hiệu lớn của Việt Nam và thế giới như: Shiseido, Levis & Docker, Việt Tiến, Valentino, La Coste, Nike… Siêu thị điện máy Caring được xem là lớn nhất tại Hà Nội được đặt tại tầng 4. Ngoài ra, TTTM Vincom còn có các ngành hàng gia dụng, nội thất, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, trung tâm ẩm thực, siêu thị Citimart. Tại Trung tâm thương mại còn được trang bị một “thế giới Games” được bố trí ấn tượng và những trò chơi đang được ưa chuộng. Vườn cổ tích cũng là địa điểm lý tưởng để trẻ em vui chơi và được chăm sóc. Mới được khai

trương vào đầu quý 2 năm 2006 nhưng đã thu hút khá nhiều khán giả trẻ tuổi chính là cụm rạp chiếu phim hiện đại Megastar được đặt tại tầng 6 của toà nhà.

Phía trên Trung tâm thương mại, từ tầng 7 tới tầng 21 là khu văn phòng cao cấp. Với kết cấu là hai tháp, tại tháp B hiện là trụ sở của Đại sứ quán Ireland, Nauy, Đan Mạch cùng một số doanh nghiệp trong và ngoài nước. Còn ở tháp A là trụ sở của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV. Với nhu cầu về văn phòng cho thuê ngày càng cao như tại địa bàn thành phố Hà Nội nên hiện tại toà nhà đã được sử dụng với 100% công suất.

Toà nhà được thiết kế đồng bộ và mới được sử dụng trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây, vì vậy đã được ứng dụng rất nhiều những công nghệ cũng như kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới. Với vị trí của các tầng văn phòng cho thuê - từ tầng 7 trở lên, toàn bộ diện tích xung quanh được bao bọc bởi những khoảng kính màu xanh xen giữa là những trụ của toà nhà được ốp đá granit màu vàng nhạt, chính vì vậy tại những văn phòng đều có những khoảng ánh sáng tự nhiên đồng thời với màu xanh của kính nên giảm được phần nào việc ánh nắng chiếu vào trong những ngày, tháng của mùa hè oi bức. Hơn nữa chính những khoảng kính đã tạo ra cảm giác thoải mái và tăng hiếu suất làm việc đối với cán bộ làm việc trong toà nhà. Ngoài những hiệu quả từ thiết kế của toà nhà như vậy, chúng tôi còn nhận thấy một ưu điểm nữa mà toà nhà được hưởng đó chính là vị trí địa lý thuận lợi. Hiện tại xung quanh toà nhà không có những toà nhà cao chính vì vậy mà Vincom đã tận dụng được những ưu đãi của thiên nhiên như tốc độ gió và lượng gió đạt được khá cao. Vì vậy vào những thời điểm của mùa nóng khả năng hấp thụ nhiệt của toà nhà được giảm đi phần nào. Đây là những lợi thế của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với TTTM Vincom.

Toàn bộ khu vực chung cư như hành lang, sảnh thang máy, thang bộ, nhà vệ sinh,… đều được hoàn thiện theo tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn. Đặc biệt, thiết kế tường và trần tại khu nhà văn phòng rất hiện đại và linh hoạt, dễ dàng cho việc bổ sung, thay đổi thiết kế nội thất phù hợp với phong cách và tạo được ấn tượng riêng của mỗi công ty. Với vị trí khá thuận lợi về giao thông và công trình

được thiết kế không chỉ về kiến trúc mà màu sắc của chất liệu được sử dụng cũng tạo được sự sang trọng như tại Trung tâm thương mại, phần nền và tường vách đồng màu với nhau tạo được cảm giác vững chắc cho toàn khối nhà. Phía 3 góc đường Thái Phiên, Bà Triệu, Đoàn Trần Nghiệp đều có những hàng cây xanh không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp cho toà nhà mà còn tạo được cảm giác hài hoà giữa toà nhà và không gian chung xung quanh.

Kiến trúc xây dựng của tòa nhà

Công trình toà nhà Vincom được xây dựng trên nền hình chữ nhật với diện tích lên tới 5000m2, toà nhà được phân làm 2 khối riêng biệt, khối thứ nhất phía dưới gồm 6 tầng dành cho Trung tâm thương mại và tầng 6 là khu trung tâm chiếu phim, 2 tầng hầm với chức năng giữ xe, còn 2 toà tháp chính – là trụ sở các văn phòng, công ty cũng như đại sứ quán Nauy, Ireland, Đan Mạch - từ tầng 7 tới tầng 21.

Độ cao của toà nhà không tính hầm là 89,35 m, diện tích 1 sàn của 2 tháp là như nhau - khoảng 1400 m2. Còn đối với Trung tâm thương mại tầng 1 có diện tích lớn nhất – 4700 m2, từ tầng 2 tới tầng 5 diện tích mỗi tầng còn 4000 m2 do có hệ thống thang cuốn phục vụ cho trung tâm thương mại. Chính hệ thống thang cuốn này là điểm nhấn cho Trung tâm thương mại của chúng tôi vì đã tạo cho nó một không gian sang trọng, hiện đại và thoáng đãng cho bất cứ ai đến Trung tâm thương mại Vincom lần đầu hay những lần sau.

Công trình nằm trọn giữa 4 con phố là Bà Triệu, Đoàn Trần Nghiệp, Bùi Thị Xuân, Thái Phiên.

Diện tích xây dựng: 5000 m2 Diện tích sàn: 80.390 m2 Diện tích có thể để trống: 0 m2

Vị trí cửa vào: Đối với toà nhà Vincom, do chia ra làm 2 khu vực như vậy cho nên các lối vào cũng khác nhau (do lệch giờ làm việc). Nếu lên tháp A làm việc, có thể đi theo cửa chính tại phía đường Thái Phiên hay có thể đi vào tầng hầm gửi xe rồi qua hệ thống thang máy để đi lên tháp. Còn nếu vào Trung tâm thương mại có 2

cửa chính đi theo hướng góc cắt giữa Bà Triệu và Đoàn Trần Nghiệp hay Bà Triệu và Thái Phiên.

Hiện nay, trung tâm chiếu phim cũng có 4 thang máy ngoài ra có thể đi theo hướng cầu thang bộ từ tầng 1 lên tới tầng 6 với phong cách riêng biệt so với các cầu thang bộ khác trong toà nhà. Nói tóm lại ta có thể di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện trong toà nhà dù có ở vị trí bất kỳ nào.

Vị trí khu vực chính của toà nhà là khu vực Trung tâm thương mại và 2 tháp với các văn phòng cho thuê. Tại khu Trung tâm thương mại tầng 1 có kết cấu kính trắng bao quanh và các gian hàng tại tầng này không có vách ngăn nên đã tạo ra một khối các gian hàng sầm uất và sang trọng. Từ tầng 2 tới tầng 6 là các gian hàng cũng như các siêu thị được phân cách nhau bởi vách thạch cao hay kính trắng. Do từ tầng 2 này toà nhà sử dụng hệ thống thang cuốn nên có diện tích khoảng 700 m2 để trống, đây chính là điểm khác biệt khá lớn so với các Trung tâm thương mại khác và sánh ngang với kiến trúc của Trung tâm thương mại Tràng Tiền PLAZA.

Cảnh quan xung quanh toà nhà rất hài hoà, được bao bọc bởi 4 tuyến phố xung quanh rất nhộn nhịp người qua lại. Đây cũng là điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước vì công trình có cả khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi, khu ẩm thực cũng như trung tâm chiếu phim Megastar.

Bề mặt công trình được kết hợp giữa đá granits vàng và kính màu xanh nên tạo được vẻ nổi bật cho Trung tâm thương mại cũng như 2 toà tháp vì tạo ra sự tương phản khá rõ. Tại văn phòng cho thuê tỷ lệ kính màu chiếm diện tích lớn đối với mỗi tầng, do vậy toà nhà như chìm vào không gian bầu trời những ngày thời tiết đẹp.

Vật liệu trên mái có lát loại gạch dùng cách nhiệt, với chất liệu màu xanh của những tấm kính tại 2 toà tháp đã làm giảm đáng kể sự hấp thụ nhiệt không những vậy những tấm kính này đã tạo cho phòng làm việc một khoảng sáng đáng kể, tạo cảm giác thư thái cho những người làm việc trong các văn phòng trong những lúc phải tập trung cho công việc.

3.3.2 Tổng quan về phần thiết bị sử dụng năng lượng 3.3.2.1 Hệ thống Điều hòa không khí 3.3.2.1 Hệ thống Điều hòa không khí 3.3.2.1 Hệ thống Điều hòa không khí

Hãng cung cấp: Trance, được đưa vào vận hành năm 2004

Đây là hệ thống tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong toà nhà, tuy nhiên hệ thống này mới được đưa vào vận hành nên hiệu suất là khá cao, thêm vào đó việc vận hành hệ thống là hoàn toàn tự động. Theo thiết kế đồng bộ của hãng cung cấp, hệ thống này của toà nhà chúng tối được vận hành và điều khiển bằng phần mềm trên máy vi tính, chính vì thế nên mọi họat động của hệ thống luôn được theo dõi rất cụ thể.

Mỗi tầng tại Trung tâm thương mại có 80 FCU - tuỳ loại mà có công suất khác nhau - chức năng cấp không khí làm mát cho khu vực nhất định. Ở các vị trí trong Trung tâm thương mại này, các FCU không để chế độ điều khiển được nhiệt độ mà nhiệt độ đó do phòng điều khiển đặt cố định. Còn tại các tầng từ tầng 7 trở lên, mỗi tầng trên hai tháp của toà nhà sẽ bao gồm 25 FCU với công suất khác nhau, các FCU này có thể điều khiển được nhiệt độ bằng thiết bị điều khiển Thermostas – BELIMO, vị trí đặt thiết bị này thường ở vị trí dễ quan sát và thuận tiện để điều chỉnh.

Với 4 chiller của hệ thống, số lượng chiller vận hành lại tuỳ thuộc theo mùa: Thông thường mùa hè là 3 chiller, mùa đông thường chỉ 01 chiller hoạt động, 01 chiller thường dùng dự phòng. Chính vì vậy những chiller này sẽ được vận hành luân phiên để đảm bảo cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng hay tăng độ bền cho thiết bị. Kế hoạch bảo dưỡng hệ thống Điều hoà không khí do công ty cung cấp thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 89)